Kon Tum: Công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/1/2023 | 4:39:20 PM

QLMT - Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 10/01/2023 công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh phát triển KTXH và đạt được những kết quả, như: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,32%, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,33%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 66,75%; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,07 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 96,3%.

Các đường phố chính được chiếu sáng 100%; tỷ lệ khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt 69,64%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bản thành phố đạt 100%; tỷ lệ người dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,2%...

Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, thành phố Kon Tum đạt tiêu chí đô thị loại II với hầu hết các tiêu chuẩn đã đạt hoặc vượt mức tối đa; việc công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh sẽ tạo động lực để thành phố phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt, tiện nghi hơn cho cư dân đô thị.

Tuệ Lâm

Tags Kon Tum Công nhận Thành phố Kon Tum Đô thị loại II

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự