Hà Nội: 3 công trình giao thông sẽ đưa vào khai thác trong năm 2023

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/1/2023 | 5:04:05 PM

QLMT - Năm 2022, TP Hà Nội đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm đồng thời đưa vào khai thác 3 công trình giao thông.

Dự án đường Vành đai 4 Hà Nội

Dự án đường vành đai 4 dài 112,8km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 85.800 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương và địa phương là 41.860 tỷ đồng.

Mục tiêu khởi công đường Vành đai 4 trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.



Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án đường Vành đai 2

Dự án đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng với tổng chiều dài 5,4km.

Đây là một trong những công trình trọng điểm của Thủ đô Hà Nội nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc và phát triển kinh tế-xã hội các khu vực dân cư dọc tuyến đường Vành đai 2 trong thời gian tới.

Trục đường Vành đai 2 của Hà Nội được quy hoạch theo lộ trình: Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.

Đến nay, Hà Nội đang gấp rút hoàn thành các đoạn tuyến chưa được mở rộng đồng bộ nhằm nâng cao năng lực đáp ứng giao thông với đường trên cao, dưới thấp. Công tác kiểm định, thử tải công trình và thẩm tra an toàn giao thông đang gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác đầu năm 2023.

Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2)

Dự án tiếp theo thuộc dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) được khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,5km, mặt cắt ngang 19,3m; điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và phố Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.

Đến nay, dự án giải ngân được 62,5% kế hoạch vốn, dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ cầu giữa lòng sông. Dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào tháng 9/2023.

Riêng dự án hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng. Dự án này được khởi công từ ngày 6/10/2022, điểm đầu nối với dự án vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A, điểm cuối nối với đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai. Quy mô dự án gồm 4 làn xe, tổng chiều dài 890m, trong đó 460m đường hầm và 430m đường dẫn. Đoạn qua hầm mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5 m/làn, đoạn ngoài hầm mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5 m/làn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 778 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

Hoài Thu

Tags Hà Nội 3 công trình giao thông Đưa vào khai thác 2023

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục