Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành đầu năm 2023

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2022 | 4:55:29 PM

QLMT - Dự án trạm bơm Yên Nghĩa "lụt" tiến độ, UBND TP Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục, sớm đưa công trình về đích.

UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ triển khai Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.

Theo đó, Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa là công trình trọng điểm được Thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên đến nay tiến độ của Dự án chậm so với kế hoạch được duyệt, chủ yếu do công tác GPMB.

Một số đơn vị triển khai chậm, thiếu chủ động, thiếu quyết liệt, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư), Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải khẩn trương thực hiện GPMB tại khu đất 1.238,2m trạm bơm Ỷ La.

Cần xây dựng ngay biểu tiến độ thực hiện cụ thể đối với từng nội dung, hạng mục; Triển khai thi công ngay khi có mặt bằng để đảm bảo tiến độ dự án.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng đề nghị các đơn vị phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành phương án bồi thường hỗ trợ đối với toàn bộ 318 tổ chức, hộ gia đình với tổng diện tích 9,3ha trong phạm vi dự án, hoàn thành trước ngày 30/10/2022.

Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành đầu năm 2023-1
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội . Ảnh: LĐTĐ

Sở Tài nguyên và Môi trường được giao khẩn trương rà soát, xử lý theo quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho một số trường hợp sau thời điểm có thu hồi đất thực hiện dự án hoàn thành trước ngày 30/9/2022.

Sở Xây dựng có trách nhiệm rà soát, xử lý kiến nghị của UBND quận Hà Đông liên quan đến việc bố trí quỹ nhà tái định cư để UBND quận bố trí cho các hộ bị thu hồi đất hiện dự án tái định cư theo quy định hoàn thành trước ngày 30/9/2022; trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố.

Đơn vị tư vấn, thi công phối hợp với Chủ đầu tư tập trung máy móc, trang thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các nội dung, hạng mục công việc được giao, đảm bảo chất lượng.

Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành đầu năm 2023-2
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng

Được biết, Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, có tổng diện tích 51,6ha, trong đó diện tích GPMB là 30,74ha gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đã GPMB 17,4ha và giai đoạn 2 là 12,9ha, thuộc địa bàn 6 phường, liên quan tới 652 tổ chức, hộ gia đình nằm dọc kênh La Khê.

Đến nay đã GPMB được 20,5ha. Hiện nay còn 10,24ha liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa GPMB xong.

Quận Hà Đông cam kết đến quý III/2022 GPMB xong tối thiểu xong 85% diện tích để giao Sở NN&PTNT. Hết năm 2022 nếu các hộ không đồng tình quận sẽ có kế hoạch thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Dự án Trạm bơm Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2013. Qua 2 lần điều chỉnh vào các năm 2019 và năm 2021, theo kế hoạch dự kiến đến hết năm 2022 dự án phải được hoàn thành. Hiện nay, dự án đang tập trung vào 5,7 km kênh La Khê để dẫn nước vào trạm bơm. Khâu này đang vướng mắc GPMB ở huyện Hoài Đức và chủ yếu ở quận Hà Đông.
---------------------------------------------------------
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được phê duyệt năm 2013, đã điều chỉnh năm 2019, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Đến hôm nay, dự án chậm tiến độ 8 tháng so với phê duyệt.

Việc chậm tiến độ trong triển khai Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa  là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thoát úng ngập ở phía Tây Thủ đô. Tại Kỳ họp thứ bảy, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 7/7, trả lời chất vấn của các đại biểu, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã cam kết, sau khi có "mặt bằng sạch”, 6 tháng thi công sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành đầu năm 2023.

Hạ Vân

Tags trạm bơm Yên Nghĩa kiểm điểm tiến độ chậm tiến độ

Các tin khác

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội sẽ phải thực hiện việc tự xác định chỉ số Chuyển đổi số (DTI) của mình trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự