GIS cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển đô thị thông minh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/4/2022 | 10:30:34 AM

Ngày 14/4, Bộ Xây dựng đã có Công văn 1247/BXD-PTĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh”.


Bình Dương triển khai các nội dung liên quan đến GIS thông qua Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm chuyên ngành xây dựng”.

Vai trò của GIS

Theo Bộ Xây dựng, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống có chức năng thu thập, lưu trữ, thao tác và phân tích các dữ liệu không gian để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là hệ thống được thiết kế, xây dựng để quản lý các cở sở dữ liệu đô thị theo dạng các lớp bản đồ (quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các công trình hạ tầng, dịch vụ xã hội...) được tích hợp trên nền dữ liệu địa lý quốc gia trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia.

Hệ thống sẽ cho phép hiển thị các lớp thông tin đã được sàng lọc, phân tích, tổng hợp, tính toán theo yêu cầu truy cập thông tin của người sử dụng hệ thống. Các tính năng cơ bản của GIS gồm thu thập dữ liệu, lưu trữ, truy vấn, phân tích, hiển thị và truy xuất dữ liệu. Do đó, việc thiết lập Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là nền tảng căn bản cung cấp cở sở dữ liệu để triển khai thực hiện quy hoạch đô thị thông minh, quản lý điều hành đô thị thông minh cũng như tích hợp các tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tạo nền tảng để ứng dụng vào quản lý phát triển đô thị thông minh

Xây dựng và phát triển các đô thị thông minh là một nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ngày 01/8/2018, tại Quyết định số 950/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030 (Đề án 950)

Theo Đề án 950, trong giai đoạn 2018 - 2025 ưu tiên xây dựng các nội dung cơ bản bao gồm: Quy hoạch đô thị thông minh; Xây dựng và quản lý đô thị thông minh; Cung cấp các tiện ích đô thị thông minh cho các tổ chức, cá nhân trong đô thị với Cơ sở nền tảng là Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT trong đó bao gồm cở sở dữ liệu không gian đô thị thông minh được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp hai hệ thống trên.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án 950, Bộ Xây dựng đã hoàn nghiên cứu và ban hành "Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh” làm tài liệu để các địa phương nghiên cứu, tham khảo áp dụng trên địa bàn. Mục tiêu thực hiện thiết lập Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là tạo nền tảng để các đô thị triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý phát triển đô thị nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng phát triển đô thị thông minh.

Đây cũng là công cụ nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước; đáp ứng nhu cầu khai thác, chia sẻ thông tin về phát triển đô thị đối với người dân và doanh nghiệp thực hiện việc tra cứu, phản ảnh thông tin, đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý đô thị; Từng bước thực hiện xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu đô thị kết nối liên thông ở cấp tỉnh và toàn quốc.

Hướng dẫn của Bộ Xây dựng là cơ sở ban đầu để các địa phương căn cứ theo điều kiện tình hình thực tế của từng địa phương tổ chức triển khai, từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình các bước tiến hành và phương thức triển khai thực hiện tại các địa phương; thống nhất định hướng giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tính đồng nhất giữa các địa phương, tạo thuận lợi trong việc mở rộng, tích hợp, liên thông quản lý dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.

6 bước thiết lập Hệ thống CSDL đô thị liên thông trên nền GIS

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, trình tự cơ bản tổ chức thiết lập Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS gồm 6 bước. Bước 1, nghiên cứu, xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch, chương trình thực hiện xây dựng Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS cấp tỉnh, trong đó cần xác định các lĩnh vực ưu tiên thực hiện thông minh hóa, lựa chọn khu vực thí điểm trước khi mở rộng triển khai, phương pháp thực hiện, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thực hiện và dự kiến nguồn kinh phí thực hiện.

Bước 02, thu thập, tổng hợp và phân loại dữ liệu; Xử lý, chuẩn hóa dữ liệu và thiết lập dự liệu nền tảng; Rà soát, đánh giá quy trình báo cáo, quản lý dữ liệu và phân công, phân cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Bước 03, thiết lập trung tâm quản lý cở sở dữ liệu và thiết kế phần mềm quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu.

Bước 04, nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế, quy định về: tổ chức bố trí nhân sự thực hiện các cấp; công tác phối hợp triển khai liên ngành trong việc cung cấp, chia sẻ và duy trì dữ liệu; trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai thực hiện; hướng dẫn khai thác, sử dụng dữ liệu theo phân cấp, phân quyền.

Bước 05, tổ chức đào tạo, tập huấn theo các nhóm thực hiện gồm trực tiếp quản lý, vận hành.

Bước 06, công bố, công khai rộng rãi về cổng thông tin Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng phân định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện thiết lập Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS, gồm UBND cấp tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND cấp huyện…

Theo đó, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là thường trực quản lý phần mềm hệ thống, là đầu mối tổng hợp, quản lý cở sở dữ liệu đô thị, cập nhật thông tin, dữ liệu quy hoạch đô thị.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm nâng cấp, điều chỉnh quy trình quản lý, vận hành và kiểm tra việc thường xuyên cập nhật cở sở dữ liệu lên hệ thống; từng bước thực hiện chuẩn hóa hướng tới lồng ghép việc cập nhật cở sở dữ liệu vào quy trình thủ tục hành chính của đơn vị; Phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS và tổ chức tập huấn, đào tạo sử dụng; Định kỳ tổng hợp, báo cáo công tác thu thập, quản lý, khai thác Hệ thống cở sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS.

Sở Xây dựng cũng là đầu mối thực hiện và yêu cầu các cơ quan liên quan cập nhật cở sở dữ liệu trong quá trình khai thác sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích đô thị căn cứ lĩnh vực dịch vụ đang cung cấp, quản lý chịu trách nhiệm tiến hành thu thập, xử lý và cập nhật dữ liệu lên hệ thống theo hướng dẫn thống nhất của Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành.

Theo Báo Xây dựng

Tags GIS đô thị thông minh phát triển đô thị cở sở dữ liệu đô thị

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục