Hà Nội định hướng giao thông ngầm với các tuyến đường sắt đô thị

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2022 | 11:07:50 AM

QLMT - Hà Nội định hướng giao thông ngầm chủ yếu là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến với tổng chiều dài khoảng 86,5 km, sâu trung bình khoảng 20 m.

Sẽ có thêm 6 tuyến metro ngầm tại Hà Nội
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: ITN

Hà Nội vừa công bố thông tin về hai đồ án quy hoạch mà UBND thành phố vừa phê duyệt là Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Hà Nội và Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố. 

Một trong những nội dung quan trọng của đồ án là mạng lưới giao thông ngầm. Hà Nội định hướng giao thông ngầm chủ yếu là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến (2, 3, 4, 5, 7, 8) với tổng chiều dài khoảng 86,5 km, sâu trung bình khoảng 20 m. Dự kiến, có 81 ga ngầm (trong đó 7 ga tuyến số 2 và số 4 là ga kết hợp).

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quy hoạch 78 bãi đỗ xe công cộng ngầm với tổng diện tích sàn là hơn 104 ha, chủ yếu bố trí tại khu vực 4 quận nội thành cũ, công trình xây dựng 3-4 tầng hầm, tối đa đến 5 tầng hầm và bố trí kết hợp với chức năng thương mại dịch vụ.

Về không gian công cộng ngầm, thành phố xác định các đầu mối giao thông công cộng lớn (ga đường sắt đô thị, ga đường sắt quốc gia) là hạt nhân phát triển không gian xây dựng công cộng ngầm. Đồ án có 39 khu vực phát triển không gian công cộng ngầm tại khu vực nội đô (lịch sử và mở rộng) với tổng diện tích khoảng 954 ha. Định hướng bố trí các chức năng dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí, gara ngầm gắn kết với các tuyến đường sắt đô thị, nhà ga trên tuyến.

Ngoài ra, đơn vị chức năng đề xuất 65 vị trí khuyến khích hình thành không gian ngầm tại các khu vực phát triển mới phía bắc sông Hồng và nam sông Hồng với tổng diện tích khoảng 2.171 ha.

Trong 9 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô hiện tại, duy chỉ có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và được đưa vào khai thác thương mại chính thức vào tháng 11 năm ngoái; tuyến Nhổn - ga Hà Nội dự kiến vận hành trong năm 2022, các tuyến còn lại mới chỉ được giải phóng một phần mặt bằng hoặc chưa được triển khai.

Bắc Lãm

Tags metro giao thông ngầm Hà Nội đường sắt đô thị

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự