Đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021- 2025

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/4/2022 | 4:15:50 PM

QLMT - Giai đoạn 2021-2025, từ ngân sách Nhà nước bố trí hơn 14.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đến năm 2030 cần khoảng 240.000 tỷ đồng. Song, thực tế hiện ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng, bằng khoảng 5,8% so với nhu cầu. Như vậy giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn cần đến hơn 227.000 tỷ đồng.


Giai đoạn 2021-2025, từ ngân sách Nhà nước bố trí hơn 14.000 tỷ đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh:Internet

Trong 14.025 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025, riêng các dự án nâng cấp đường sắt hiện có được bố trí 13.441 tỷ đồng.

Cụ thể: Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) được bố trí 583 tỷ đồng; Dự án Cải tạo, nâng cấp khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện tuyến đường sắt Bắc - Nam 2.644 tỷ đồng; Dự án Cải tạo tuyến đường sắt khu vực Khe Nét 1.736 tỷ đồng.

Bên cạnh đó là các dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM 1.401 tỷ đồng; Cải tạo nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh 1.963 tỷ đồng; Cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang 2.425 tỷ đồng; Cải tạo nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn 2.256 tỷ đồng; Cải tạo, nâng cấp các ga đường sắt trên các tuyến đường sắt phía Bắc 333 tỷ đồng...

Cũng theo Cục Đường sắt VN, trong giai đoạn 2016 - 2021 nguồn vốn Ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển KCHT đường sắt đạt 6,8% toàn ngành; Vốn bố trí bảo trì KCHT đường sắt đạt 43%.

Trong đó, vốn cho đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia đạt khoảng 21.288 tỷ đồng, trung bình 2.129 tỷ đồng/năm. Vốn bố trí cho xây dựng đường sắt đô thị đạt khoảng 18.130 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015 đạt 7.433 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đạt 10.697 tỷ đồng).

Với kinh phí được bố trí như vậy, theo Cục Đường sắt VN là chưa đảm bảo được mục tiêu về chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt được nêu tại Luật Đường sắt 2017. Vì vậy, thời gian tới cần tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển KCHT đường sắt, công nghiệp đường sắt, quản lý kinh doanh KCHT đường sắt.

Hoài Thu (T/h)

Tags hạ tầng đường sắt đường sắt hậ tầng đầu tư

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự