"Mở lối đô thị Điện Bàn - Thành phố ven sông Cổ Cò đón "diện mạo" mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/9/2020 | 3:12:59 PM

QLMT - Điện Bàn đang được xây dựng trở thành đô thị trung tâm động lực phía bắc Quảng Nam và là chuỗi động lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là một lực đẩy quan trọng để hình thành chuỗi dự án đô thị ven sông Cổ Cò.

Định hướng phát triển chung

Nằm trong cụm động lực số 1 với Hội An, Điện Bàn được định hướng là vùng phát triển công nghiệp với chức năng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng gắn liền với dịch vụ, kho trung chuyển hàng hóa; đồng thời phát triển du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử. 

Không chỉ biến vùng ven biển trở thành trung tâm du lịch lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, địa phương kỳ vọng sẽ phát triển tuyến du lịch ven sông Cổ Cò kết nối du lịch đường thủy với Đà Nẵng và tuyến ven sông Thu Bồn, sông Trường Giang cùng các làng nghề, di tích lịch sử - văn hóa nằm dọc hai bên bờ sông.

"Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, định hướng quy hoạch vùng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định xây dựng Điện Bàn trở thành đô thị trung tâm động lực phía bắc Quảng Nam và chuỗi động lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao, là đô thị sinh thái hiện đại gắn kết với Đà Nẵng và Hội An”, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn chia sẻ.

Du lịch Điện Bàn và những hướng đi mới

Lâu nay, sản phẩm du lịch duy nhất gắn với đường sông được Điện Bàn khai thác trên tuyến Thu Bồn cũng chưa tạo được dấu ấn rõ rệt do chưa xây dựng được các điểm dừng chân hấp dẫn cho du khách. 

Trong khi đó, nhiều dòng sông có cảnh quan hữu tình, đặc biệt gắn với các câu chuyện, điển tích lịch sử hấp dẫn ở Điện Bàn vẫn còn bị bỏ ngỏ. Đó là con sông Cổ Cò huyền thoại, suốt mấy thế kỷ liền là con đường thông thương đắc địa của Hội An với thương thuyền thế giới.

Được biết, dự án nạo vét sông Cổ Cò đã chính thức khởi công trong quý III/2020. 

Trước đó, trong các buổi làm việc về việc nạo vét dòng sông này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chỉ đạo về việc thiết kế tĩnh không các cây cầu bắc qua sông hợp lý để phục vụ tàu du lịch, ngoài ra khi thông dòng cũng sẽ tính toán mật độ tàu thuyền di chuyển trên sông phù hợp để sông Cổ Cò thực sự mang dáng dấp của một dòng sông du lịch.

Bên cạnh du lịch đường sông, Điện Bàn cũng xác định cần phải "xốc lại” du lịch biển. Điện Bàn chỉ sở hữu khoảng 8km bờ biển nhưng nằm trên vị trí "đắc địa” nên phần lớn khu vực ven biển Điện Bàn đã lấp đầy các dự án đầu tư. Dẫu vậy, ngành du lịch địa phương cần nhiều hơn các sản phẩm du lịch biển thực sự độc đáo thay vì chỉ là điểm lưu trú cho khách tại một số ít resort như hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho hay, ngành du lịch thị xã cũng đang tính toán phương án xây dựng cầu tàu, điểm "check-in” ở biển Hà My, xây dựng tuyến đường ven biển từ Điện Ngọc đến ngã tư Thống Nhất (Điện Dương) để hình thành tuyến phố thương mại”. Hai bãi biển còn lai là bãi biển Viêm Đông và bãi biển Thống Nhất vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ nên sở hữu nhiều tiềm năng phát triển và khai thác dịch vụ du lịch biển.

Cuộc chạy đua của chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò

Đi cùng với định hướng về phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế du lịch kể trên, hiện nay tại khu vực ven sông Cổ Cò đang như một công trường hối hả, các dự án đô thị tại khu vực này đang được tập trung đầu tư quyết liệt khiến vùng đất ven sông đang từng ngày "thay gia đổi thịt” trở thành một chuỗi thành phố mới hiện đại và đẳng cấp. Có thể kể đến các dự án ven sông của chủ đầu tư An Dương Group như dự án Rosa Riverside Complex, dự án Mallorca River City.


Một góc công viên cây xanh tại dự án Mallorca River City.

Ông Phan Quốc Nhân, Phó Tổng Giám đốc An Dương Group chia sẻ: "Hiện nay, chúng tôi đang tập trung tất cả nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các dự án đang triển khai. Đối với Rosa Riverside Complex các trục đường chính đã thảm nhựa, hoàn thiện công viên cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng và đang trong những bước cuối cùng nghiệm thu hạ tầng, xác định giá thuế để hoàn thiện các thủ tục pháp lý ra sổ cho khách hàng. 

Tại dự án Malloca River City, những ngày gần đây công nhân đều triển khai thi công mạnh mẽ 3 ca/ngày để đẩy nhanh tiến độ hạ tầng, công viên cây xanh, trục đường 27m huyết mạch của dự án và trục đường ven sông Cổ Cò sẽ hoàn thiện trong cuối tháng 9 này.”

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận về tiến độ dự án:


Hạ tầng cơ bản của dự án đã đạt 80%.


Quảng trường và tuyến đường dọc sông đang được gấp rút hoàn thiện.


Công viên cây xanh đang hoàn thiện vs tốc độ "thần tốc".

Minh Minh/reatimes.vn



Tags Điện Bàn sông Cổ Cò đô thị

Các tin khác

Ngày 15/5 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đã có buổi làm việc quan trọng với ông Frank Rijsberman - Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) cùng đoàn công tác.

Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản định cư như một hệ sinh thái do con người trải hàng trăm năm xây nền văn minh cho mình, vì thế thông thái hơn các ông bà hôm nay đang tập làm quy hoạch...

Chỉ số Xanh cấp tỉnh 2023 (PGI) cho thấy, bức tranh “xanh hoá” ở 63 tỉnh, thành Việt Nam được triển khai chưa đồng đều, nơi sáng – nơi tối, nơi cấp thiết- nơi chậm chạp…

Để giải quyết bài toán ngập, một trong những giải pháp trọng tâm là lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục