Hậu Giang mở rộng đường dây nóng xử lý ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/8/2021 | 10:19:10 AM

Nhằm nâng cao hiệu quả phản ứng nhanh, tham mưu xử lý thông tin, vụ việc về ô nhiễm môi trường, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đang đề xuất nên thiết lập, mở rộng đường dây nóng về ô nhiễm môi trường đến cấp xã.

Ngoài ra, Sở TN&MT Hậu Giang đề nghị thiết lập hệ thống phần mềm dùng chung cho cả nước để tiếp nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường đảm bảo đồng bộ; Phân cấp rõ ràng trong việc xác minh, xử lý thông tin phản ánh theo từng mức độ ô nhiễm, từng đối tượng…

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thiết lập đường dây nóng về ô nhiễm môi trường tại địa phương. Trong đó, bao gồm cả Ban Quản lý các khu công nghiệp và Công an tỉnh. Tỉnh còn thiết lập phần mềm hệ thống ứng dụng di động - Hậu Giang App để tiếp nhận thông tin phản ánh hiện trường, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh đối với tất cả các lĩnh vực.

Qua phần mềm hệ thống ứng dụng di động - Hậu Giang App đã tiếp nhận, xử lý và phản hồi kết quả xử lý đối với 53 thông tin phản ánh hiện trường về vệ sinh môi trường. Trong thời gian qua, việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân thông qua số điện thoại đường dây nóng và sử dụng phần mềm hệ thống ứng dụng di động - Hậu Giang App hoạt động liên tục, hiệu quả, kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi kết quả xử lý thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường.

Riêng thành phố Vị Thanh đã cung cấp có số điện thoại di động của Chủ tịch UBND xã, phường để tiếp nhận thông tin phản ánh tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thông tin điểm nóng, vi phạm về bảo vệ môi trường.

Nguồn: monre.gov.vn

Tags Hậu Giang đường dây nóng xử lý ô nhiễm Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang

Các tin khác

Chiều 19/4, HĐND TP.Hội An (khóa XII) tổ chức Kỳ họp thứ 11 nhằm điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, kế hoạch năm 2024 và điều chỉnh một số nội dung của dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục