Bộ Xây dựng nói gì về việc chậm di dời nhà máy ra khỏi nội đô?

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/6/2021 | 11:39:31 AM

Theo Bộ Xây dựng, tình trạng chậm di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô là do có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan, ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời.

Trước thực trạng quá tải về hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông, cử tri TP.Hà Nội tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô.

Trả lời vấn đề này, đại diện Bộ Xây dựng cho biết ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Theo đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong danh mục cần phải di dời ra ngoài nội thành với lộ trình và biện pháp di dời cụ thể được xác định phù hợp với điều kiện, địa điểm cụ thể và đặc điểm của từng cơ sở cần phải di dời, đảm bảo tính khả thi.

bo-xay-dung-noi-gi-ve-viec-cham-di-doi-nha-may-ra-khoi-noi-do-1
Hà Nội mới thực hiện di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận. (Ảnh minh họa)

Để triển khai việc di dời, Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội chủ trì thực hiện lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện đối với các cơ sở giáo dục đào tạo; Bộ Y tế chủ trì thực hiện đối với các cơ sở y tế cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành.

Đối với công tác di dời cơ sở y tế và giáo dục đào tạo, thực hiện quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Bộ Y tế đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Bộ Xây dựng khẳng định việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện trên thực tế vẫn còn chậm.

Thực tế ghi nhận tại một số khu vực như Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai cho thấy dù nằm trong lộ trình phải di dời nhưng hàng loạt nhà máy sản xuất gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực nội đô đến nay vẫn chây ỳ, bám trụ. Thậm chí một số nhà máy đã có cơ sở mới nhưng vẫn không chịu từ bỏ cơ sở cũ…

Nguyên nhân được Bộ Xây dựng xác định là do có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời; quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đỏi hòi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn; sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao…

Bộ Xây dựng cũng đang tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện, tình hình thực tế.

KTS Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thừa nhận, mặc dù Chính phủ có xác định lộ trình phải di dời các nhà máy xí nghiệp, trong đó từ năm 2014 đến 2016 đã hai lần Thủ tướng xác định lộ trình di dời này, Hà Nội cũng đã có nghiên cứu và chuẩn bị địa thế, nhưng trách nhiệm, tiến độ và kế hoạch di dời vẫn chưa nhận được sự đồng thuận giữa chủ đầu tư, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó là việc thiếu giải pháp xử lý. Tại một số cơ sở công nghiệp hiện nay, mặc dù trách nhiệm phải di dời, trong khi công tác giám sát thiếu phân công trách nhiệm nên đã xảy ra những sự việc đáng tiếc như tại nhà máy Rạng Đông. Tại các cơ sở mới, thành phố là đơn vị chuẩn bị tuy nhiên nhiều vị trí vẫn không được giải phóng mặt bằng, đã gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Có thể nói, việc di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô, về định hướng và kế hoạch đã có sự quan tâm của Chính phủ, nhưng sự phối hợp giữa chủ quản đầu tư (các bộ, ngành), giữa chủ đầu tư (chủ sở hữu các khu công nghiệp) và thành phố còn chưa chặt chẽ.


Theo Hà Lan – Kinh tế Môi trường

Tags Bộ Xây dựng di dời nhà máy ra khỏi nội đô di dời nhà máy

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục