Tầm nhìn và nhiệm vụ để hiện thực hoá 5 huyện của Hà Nội lên quận giai đoạn 2021 - 2025

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/6/2021 | 10:06:22 AM

QLMT - Bốn huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng được thành phố phê duyệt đề án đầu tư để lên quận trong giai đoạn 2021-2025. Trước đó huyện Hoài Đức đã được định hướng lên quận từ năm 2020, tuy nhiên do chưa đạt các tiêu chí nên phải lùi thời gian đến cuối năm 2021 hoặc 2022.


Một khu đô thị mới tại huyện Gia Lâm

Trong chương trình 04 về xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn của Thành uỷ Hà Nội nêu rõ, thành phố sẽ tập trung xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí đô thị tại 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021-2025 (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng) và ba huyện lên quận giai đoạn 2026-2030 (Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh). 

Viễn cảnh tương lai cho năm huyện dự kiến lên quận giai đoạn 2021 - 2025 ở Hà Nội là các đô thị thông minh, trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe…

Tầm nhìn

Huyện Đông Anh hướng đến phát triển bền vững, trở thành quận hiện đại, điểm nhấn là các đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khoẻ, trung tâm sáng tạo phục vụ nghiên cứu và phát triển, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc, giá trị của miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời.

Huyện Thanh Trì tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mạnh thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội và xây dựng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại.

Huyện Gia Lâm tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng. Theo đề án, chậm nhất vào năm 2022, huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn thuộc huyện đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phường theo quy định.

Huyện Đan Phượng đặt mục tiêu trong tương lai phát triển theo hướng bền vững, trở thành quận hiện đại, điểm nhấn là các đô thị cao cấp, khu đô thị sinh thái, trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc, giá trị của miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các khu đô thị mới với hạ tầng nông thôn hiện nay.

Nhiệm vụ để hiện thực hoá lộ trình

Để hiện thực hóa kế hoạch phát triển 5 huyện thành quận của Hà Nội vào năm 2025 và xa hơn là phát triển 8 huyện thành quận đến 2030, đòi hỏi các huyện sẽ phải hoàn thành kế hoạch triển khai các quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư, không gian sản xuất (cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề - phố nghề, cụm đổi mới…); Ban hành và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc cho khu vực điểm dân cư nông thôn.

Đặc biệt là quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa cơ sở và diện tích đất cây xanh công cộng theo hướng tiêu chí đô thị.

Về một số chỉ tiêu cụ thể, Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2025 toàn bộ số xã của 5 huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Trong đó, huyện Gia Lâm phấn đấu có 10/20 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Thanh Trì có 10/15 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Đông Anh có 12/23 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Đan Phượng có toàn bộ 15/15 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Hoài Đức có 10/19 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Ngày 20/4, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, phát triển năm huyện thành quận do Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, phát triển 5 huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới trở thành 5 quận theo đúng lộ trình, kế hoạch.

HƯƠNG TRÀ (tổng hợp)


Tags Gia Lâm Đông Anh Thanh Trì Đan Phượng Hoài Đức tiêu chí huyện lên quận Hà Nội Nông thôn mới

Các tin khác

Ngày 15/5 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đã có buổi làm việc quan trọng với ông Frank Rijsberman - Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) cùng đoàn công tác.

Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản định cư như một hệ sinh thái do con người trải hàng trăm năm xây nền văn minh cho mình, vì thế thông thái hơn các ông bà hôm nay đang tập làm quy hoạch...

Chỉ số Xanh cấp tỉnh 2023 (PGI) cho thấy, bức tranh “xanh hoá” ở 63 tỉnh, thành Việt Nam được triển khai chưa đồng đều, nơi sáng – nơi tối, nơi cấp thiết- nơi chậm chạp…

Để giải quyết bài toán ngập, một trong những giải pháp trọng tâm là lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục