Giai đoạn 2016 - 2020 Việt Nam có thêm 55 đô thị mới được công nhận

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/1/2021 | 9:25:53 AM

QLMT - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, giai đoạn 2016 - 2020 cả nước có thêm 16 đô thị loại I, II và 39 đô thị loại III, IV được công nhận mới.

Công tác nâng cấp, nâng loại đô thị có nhiều đổi mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và tính đồng bộ của các đô thị.

Đến nay, đã có 43/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; 96 đô thị lập Chương trình phát triển từng đô thị. Có 11 tỉnh đã phê duyệt khu vực phát triển tại 22 đô thị. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, như: Bắc Ninh, Sơn La, Thừa Thiên Huế, An Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, TP. Đà Nẵng, Long An, Tiền Giang và TP. Cần Thơ đã và đang thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị.

Đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị), trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 87 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 40% (năm 2015 là 35,7%). Có 144 đô thị đã tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính gồm 6 thành phố, 4 thị xã và 134 thị trấn, trong đó có 14 thị trấn được thành lập mới, 6 thị trấn bị sáp nhập. Quy mô dân số đô thị cũng tăng lên hơn 1 triệu người so với trước khi thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW.

giai-doan-2016-2020-viet-nam-co-them-55-do-thi-moi-1
Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra nhanh trong thời gian gần đây.

Đã có 11/63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh (bao gồm: Điện Biên, Bình Định, An Giang, Cần Thơ, Ninh Thuận, Sơn La, Kon Tum, Hà Nam, Bạc Liêu và Kiên Giang và Thừa Thiên Huế); 6 tỉnh, thành phố đã thực hiện triển khai Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (bao gồm: Hà Nội, Đông Hà, Bến Tre, Trà Vinh, Đà Lạt và Yên Bái). TP. Hà Nội đã ban hành Báo cáo đô thị tăng trưởng xanh năm cơ sở.

Cả nước đã có: 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh; khoảng 30 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 12/63 tỉnh đã triển khai xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh; 13/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị và một số ứng dụng khác.

"Sau khi Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực, công tác quản lý phát triển đô thị và thành lập đơn vị hành chính đô thị đã dần được chấn chỉnh, hạn chế được việc mở rộng đơn vị hành chính khi mà chất lượng đô thị chưa đáp ứng, việc thành lập các thành phố, thị xã cũng được chấn chỉnh từ công tác quy hoạch chung đô thị, xây dựng chương trình phát triển đô thị và các kế hoạch đầu tư xây dựng được xác định phù hợp với định hướng phát triển của đô thị”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay./.


Theo Doãn Thành/ Kinh tế & Đô thị

Tags đô thị mới BĐS đô thị thông minh

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục