Hà Nội mong muốn hợp tác với Ngân hàng Thế giới về quản trị đô thị

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2021 | 6:05:42 PM

QLMT - Ngân hàng Thế giới đề xuất hỗ trợ Hà Nội nghiên cứu tầm nhìn chiến lược giao thông đô thị và phát triển đồng bộ hóa hệ thống đường sắt đô thị, trong đó có tuyến số 6 đoạn Nội Bài - Ngọc Hồi.

ha-noi-mong-muon-hop-tac-voi-ngan-hang-the-gioi-ve-quan-tri-do-thi
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc với Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Nguồn: TTXVN

Chiều 12.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ đã tiếp và làm việc với bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, nhưng cũng là trung tâm kinh tế lớn, một trong 2 cực tăng trưởng của cả nước. Hà Nội cũng đang đô thị hóa nhanh, nhu cầu nguồn lực đầu tư cho hạ tầng rất lớn.

Trong 5 năm qua, Hà Nội đã thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), riêng năm 2020 mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19 nhưng Hà Nội cũng thu hút được trên 4 tỷ USD vốn FDI.

Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 7,5% trong 5 năm tới, tổng vốn đầu tư phát triển của Hà Nội sẽ tăng 12%/năm, trong đó vốn đầu tư phát triển sẽ tăng 1,97 lần so với giai đoạn trước.

"Để đạt được mục tiêu, Hà Nội sẽ phải huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó có FDI, ODA, vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có WB. Ngoài ra, Hà Nội cũng mong muốn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ, tư vấn về mặt kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, trong đó có WB về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, an sinh xã hội, đặc biệt là các vấn đề cấp thoát nước, tăng cường quản trị đô thị, giảm ùn tắc giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu...," Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đặt ra những thách thức không tránh khỏi và một số khía cạnh đã đạt giới hạn như ô nhiễm sông hồ, chất lượng không khí... nếu không giải quyết ngay thì chi phí để khắc phục sau này sẽ rất khó quản lý.

Bà Carolyn Turk cho biết, những năm qua, WB đã hỗ trợ Hà Nội trong việc phát triển tuyến buýt nhanh BRT, tuy nhiên việc hỗ trợ tài chính cho Hà Nội còn thấp hơn tiềm năng và mong muốn của WB.

Bà Carolyn Turk đề xuất 4 nội dung hợp tác trong thời gian tới, trước hết là WB hỗ trợ Hà Nội phát triển đồng hộ hóa hệ thống đường sắt đô thị, trong đó có tuyến số 6 đoạn Nội Bài - Ngọc Hồi và nghiên cứu tầm nhìn chiến lược về giao thông đô thị cho Hà Nội.

WB cũng mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đã triển khai ở nhiều thành phố về vấn đề xử lý ô nhiễm nguồn nước, vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, WB đang nghiên cứu về các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội, các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội; cần có cơ chế phối hợp liên vùng để giải quyết vấn đề này. Khi có kết quả nghiên cứu, WB sẽ chia sẻ với thành phố Hà Nội.

Hoanh nghênh những đề xuất của bà Carolyn Turk, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, chủ trương của Hà Nội sẽ đa dạng hóa các nguồn lực để triển khai các dự án hạ tầng động lực. Trong đó, với tuyến đường sắt đô thị số 6, Bí thư Thành ủy mong muốn WB hỗ trợ Hà Nội hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trên cơ sở đó sớm triển khai.

Ngoài ra, Hà Nội cũng cân nhắc, tính toán sử dụng các khoản vay của WB để triển khai các dự án đường sắt đô thị khác.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng mong muốn WB phối hợp với thành phố tổ chức các hội thảo, tọa đàm chung để có cơ sở lý luận, thực tiễn, giải quyết căn cơ, lâu dài các vấn đề bức xúc của Hà Nội.

Chiều cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tiếp và làm việc với ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), thành viên Nhóm WB, về những định hướng hợp tác giữa thành phố Hà Nội và Tổ chức Tài chính quốc tế trong thời gian tới.


Theo Tuyết Mai/ Người Đô Thị

Tags Hà Nội quản trị đô thị Ngân hàng Thế giới giao thông

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục