Cải thiện chất lượng không khí – Cần sự kết hợp của Kiến trúc và Công nghệ

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/12/2020 | 12:01:25 PM

QLMT - Đó là những chia sẻ của KTS. Trần Công Đức – Giám đốc Công ty GMP Asia-Pacific về “Giải pháp Kiến trúc & Công nghệ cải thiện chất lượng không khí”. Các công trình của GMP Asia-Pacific từng nhận được rất nhiều giải thưởng về các công trình xanh trong nước và quốc tế như Green Good Design, IAA (Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế)… Mới đây nhất, Công trình Ngôi nhà Đức tại TP Hồ Chí Minh đã đạt giải Vàng tại Giải thưởng Kiến trúc Xanh Việt Nam lần thứ 5.



Trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 xảy ra, chúng ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc cải thiện không khí trong môi trường sống với các hệ thống lọc khí loại bỏ vi khuẩn, bụi mịn. Kiến trúc và công nghệ chính là giải pháp để cân bằng phần nào mối quan hệ này.

Theo KTS Trần Công Đức:

"Để công trình giảm thiểu điện năng, hạn chế nhiệt bức xạ, nâng cao khả năng chiếu sáng, việc áp dụng các giải pháp, công nghệ như sử dụng kính Low-e, xây tường gạch là không giải quyết được. Năng lượng cho điều hòa quá lớn, nên chúng ta phải tác động thêm cả mặt cấu trúc của tòa nhà. Để cải thiện chất lượng không khí thì Kiến trúc và Công nghệ cần bổ trợ cho nhau.”

Thảo luận kỹ hơn về nội dung này, tại Hội thảo: "Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong nhà ở đô thị” diễn ra vào ngày 14/11/2020 tại TP. Hồ Chí Minh và ngày 28/11/2020 tại Hà Nội, KTS. Trần Công Đức sẽ có cuộc trao đổi với một số chuyên gia, kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và vận hành các công trình xanh tại Việt Nam. Hội thảo là hoạt động tiếp nối sau số báo chuyên đề cùng tên mà Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp thực hiện cùng Tập đoàn Panasonic.

Trong các giải pháp Công nghệ được sử dụng tích hợp trong công trình kiến trúc để nâng cao chất lượng không khí, Panasonic đã cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ lưu thông khí, bao gồm thiết bị thông gió thu hồi năng lượng ERV, quạt thông gió gắn trần, quạt cabinet. Trong đó, thiết bị thông gió thu hồi năng lượng ERV thay vì thải trực tiếp ra ngoài, nhiệt lượng và độ ẩm bên trong phòng được thu hồi để làm lạnh khí tươi đã được lọc sạch và đưa trở lại phòng. Từ đó, giúp tiết kiệm điện đáng kể so với quạt hút thông thường khi phòng sử dụng điều hòa. Đặc biệt, các thiết bị điều hòa mới của Panasonic sử dụng Công nghệ nanoeTM X và nanoe-G – hai công nghệ lọc không khí sáng tạo độc quyền từ Panasonic giúp loại bỏ các yếu tố vô hình hình như bụi siêu nhỏ, virus, vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được một cách tối ưu nhất.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học và nhà cung cấp không chỉ cùng thảo luận, đánh giá, đề xuất về các giải pháp nâng cao chất lượng không khí trên phương diện quy hoạch – kiến trúc mà còn được nhìn nhận từ nhiều góc độ: Quản lý môi trường đô thị, công nghệ ứng dụng, kinh nghiệm hoạt động từ các dự án lớn, các đô thị thông minh trên thế giới. Các giải pháp được đề xuất và phân tích một cách thấu đáo từ bản chất của xã hội học đô thị, bao gồm sự tương tác giữa thiết chế xã hội và văn hóa đô thị, điều này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường sống.

Thông tin chi tiết về Hội thảo và đăng ký tham dự, xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/tham-gia-hoi-thao-giai-phap-nang-cao-chat-luong-khong-khi-trong-nha-o-do-thi.html


Theo Thu Vân/ Tạp Chí Kiến Trúc


Tags cải thiện chất lượng không khí kiến trúc công nghệ KTS. Trần Công Đức

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục