Trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 10 đô thị mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/4/2021 | 8:09:10 AM

QLMT - Số lượng các đô thị của Việt Nam trong ba thập kỷ gần đây đã tăng vọt từ 480 (1986) lên 830 đô thị (2019). Tức là mỗi năm trung bình Việt Nam sẽ có trên 10 đô thị.

Thông tin này được công bố tại hội thảo khởi động dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (13.4). Hội thảo do Bộ Xây dựng phối hợp cùng Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tổ chức.

Trong khuôn khổ chương trình, đại diện các đơn vị liên quan đã có những chia sẻ để có cái nhìn tổng quát về sự phát triển đô thị Việt Nam. Qua đó tìm ra hướng đi nhằm xây dựng một đô thị phát triển mà như viễn cảnh mà ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, phát biểu trong chương trình: Chúng ta hãy cùng hợp tác để tạo ra sự thay đổi trên toàn cầu, đảm bảo rằng không ai và không nơi nào bị bỏ lại phía sau. Hãy cùng thực hiện điều đó cho thế hệ tương lai của chúng ta, để họ được thừa hưởng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới mà chúng ta nhận được từ quá khứ.

trung-binh-moi-nam-viet-nam-co-hon-10-do-thi-moi-1
Mức độ đô thị hóa của Việt Nam tới năm 2045 dự đoán sẽ đạt 51,1%. Ảnh minh hoạ: Zing

Tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh trên toàn thế giới (vào thời điểm thông qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững năm 2015, khoảng 54% tương đương 4 tỷ dân số thế giới sống ở các khu vực thành thị. Con số này được dự đoán sẽ lên tới khoảng 62% tương đương 5,4 tỷ sau 20 năm). Việt Nam cũng có những đóng góp đáng kể vào con số này. Tỉ lệ dân số sống ở khu vực đô thị trên cả nước năm 2019 là 34,4%.

Đặc biệt, số lượng các đô thị của Việt Nam trong ba thập kỷ gần đây đã tăng vọt từ 480 (1986) lên 830 đô thị (2019). Tức là mỗi năm trung bình Việt Nam sẽ có hơn 10 đô thị.

Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, mức độ đô thị hóa của Việt Nam tới năm 2045 dự đoán sẽ đạt 51,1%. Các đô thị chính là động lực cho sự phat triển và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khi đóng góp khoảng 70% tổng GDP. Tuy nhiên, sự lan nhanh thiếu kiểm soát của các đô thị khiến nảy sinh các vấn đề như bất bình đẳng thu nhập, thiếu hụt hạ tầng và dịch cơ bản, các vấn đề về sức khỏe do ô nhiễm và đại dịch cũng như suy thoái môi trường…

Tính đến cuối năm 2020, cả nước có 859 đô thị, tăng thêm 57 đô thị so với năm 2016. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,3% tăng 3,6% so với năm 2015 (35,7%). Tỷ lệ dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng từ 76% (năm 2010) lên 86%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 87,5%.

Khu vực nông thôn cũng được quan tâm thích đáng, đến 99,4% diện tích được lập quy hoạch xây dựng. 100% tuyến đường chính, 90% tuyến đường nhánh và trên 65% đường ngõ xóm đã được chiếu sáng.

Ghi nhận những đóng góp to lớn về mặt giá trị kinh tế của đô thị vào nền kinh tế nước ta nhưng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề bất cập và vướng mắc của quá trình hình thành và phát triển đô thị, như dù ban hành nhiều thể chế tạo điều kiện để phát triển đô thị nhưng chính sách pháp luật về phát riển đô thị vẫn chậm so với thực tế yêu cầu đặt ra và chưa phù hợp với thực tiễn và chưa phù hợp với vùng miền, chưa tạo đều kiện thúc đẩy cho phát triển đô thị.

Theo ông Sinh, bất cập còn thể hiện ở việc lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với các thành phố trực thuộc TƯ còn chậm và thiếu đồng bộ giữa các chuyên ngành; Chất lượng một số đồ án quy hoạch hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế quản lý và phát triển đô thị.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì hệ thống đô thị Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng chủ yếu là đô thị loại nhỏ (4, 5). Mật độ đô thị trong từng vùng thấp và phân tán. Tính liên kết giữa các đô thị với nhau và với nông thôn chưa thực sự chặt chẽ; Chưa kiểm soát tốt sự gia tăng dân số đô thị trong thời gian vừa qua. Năng lực hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và các hoạt động kinh tế đô thị.

Theo ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, thì đô thị Việt Nam, đặc biệt là đô thị thứ cấp sẽ phải đối mặt với thách thức lựa chọn hướng phát triển phù hợp, trong khi vẫn phải nỗ lực duy trì khả năng chống chịu cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững: "Việt Nam cần phải sẵn sàng đưa đô thị hóa bền vững trở thành công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bình đẳng giới và vượt qua các thách thức từ bẫy thu nhập trung bình” - ông Kamal Malhotra nhìn nhận.

Bàn về vấn đề này, đại diện Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển - ông Marcel Reymond, cũng đưa ra quan điểm, rằng nếu muốn kinh tế tiếp tục tăng trưởng, chúng ta phải đưa các thành phố đi đúng hướng: "Cần bắt đầu từ những thứ cơ bản, bao gồm xây dựng cầu nối về mặt hành chính, coi thành phố như một hệ thống, không phải một đơn vị nhỏ lẻ cung cấp các dịch vụ hoặc quản lý một hạ tầng cụ thể. Từ đó, thúc đẩy quy hoạch đa ngành, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các cấp, ngành trong bộ máy chính quyền tại Việt Nam”.

Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường cơ chế quản lý, Chính phủ Thụy Sĩ đã thông qua Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ không hoàn lại dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam”. Dự án được triển khai trong giai đoạn 5 năm từ 2020-2025 với tổng kinh phí là 4,25 triệu CHF; trong đó, 3,8 triệu CHF do UN-Habitat quản lý và 450 nghìn CHF do SECO trực tiếp quản lý. Các đơn vị triển khai là Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

trung-binh-moi-nam-viet-nam-co-hon-10-do-thi-moi-2
Ký kết khời động dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam”. 

Theo đánh giá Chính sách đô thị của tổ chức OECD cho Việt Nam, được thực hiện vào năm 2018 thì chìa khóa để "xây dựng đô thị đúng hướng” chính là cách tiếp cận toàn diện và tích hợp trong xây dựng chính sách và giải quyết các thách thức ở đô thị. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những thách thức và cơ hội ở đô thị và đã có những nỗ lực để cải thiện tình hình.

Theo đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Phát triển đô thị Quốc gia đến năm 2030, cũng như thúc đẩy cách tiếp cận phát triển đô thị bền vững với chính sách tăng trưởng xanh. Việt Nam đã tham gia Chương trình Nghị sự đô thị mới. Và với việc khởi động dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng cường khả năng chống chịu cho đô thị Việt Nam, thông qua kết hợp hoạt động tăng cường năng lực thể chế, xây dựng chính sách và triển khai thực hiện ở địa phương.

Ngoài ra, dự án cũng thúc đẩy hợp tác giữa các ngành và các cấp quản lý khác nhau, thúc đẩy quy hoạch có sự tham gia, đặc biệt là của khu vực tư nhân và có tác động đến vấn đề bình đẳng giới. Tuy vậy TS. Nguyễn Quang, Giám đốc UN-Habitat Việt Nam, cho rằng để đạt được hiệu quả thì những thể chế cần lồng ghép được trong các kinh nghiệm và phương pháp sáng tạo về quản lý phát triển đô thị.


Theo Lệ Quyên/ Người Đô Thị

Tags đô thị mới

Các tin khác

Đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp đau đầu với bài toán phân bổ ngân sách dành cho quảng cáo, nhưng đối với những doanh nghiệp sở hữu nền tảng này, điều gì còn lại cho họ?

Toàn cảnh Hội nghị

Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn là một nội dung rất quan trọng của tỉnh, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn.

Kể từ năm 2006 và trong hơn 30 lần tổ chức, Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới WA Award đã đánh giá và công nhận các dự án có tiềm năng truyền cảm hứng, tạo dấu ấn trong kiến ​​trúc đương đại. Năm 2021, giải thưởng với tên gọi WA Awards 10+5+X 37rd Cycle đã thu về 42 đồ án dự thi từ 22 quốc gia khác nhau, trải dài từ Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc… Việt Nam tự hào có 4 công trình được gọi tên trong danh sách thắng giải. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc các công trình Việt Nam đạt giải tại cuộc thi lần này.

Trong tổng thể không gian đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dòng sông Hồng như một điểm tựa để thành phố phát triển cân bằng hai bên trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục