Loạt dự án “siêu khủng” của VEF tại Hà Nội sắp có thêm 11.000 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2021 | 5:58:51 PM

QLMT - 11.000 tỷ này sẽ được bổ sung thêm sau khi VEF phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

loat-du-an-sieu-khung-cua-vef-tai-ha-noi-sap-co-them-11000-ty-dong-1
Một dự án do VEF huy động vốn để chuẩn bị triển khai.

Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (mã:VEF) vừa công bố thông tin về việc lấy ý kiến về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc Gia, dự án Đông Anh, dự án Mễ Trì và Tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ (Vinhomes Gallery).

Theo biên bản kiểm phiếu, tất cả nội dung đã được thông qua với tỷ lệ tán thành hơn 88%, chỉ 1 cổ đông bỏ phiếu không tán thành với tỷ lệ phủ quyết 10%.

Như vậy, với việc hơn 88% số cổ đông tán thành việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn, VEF sắp có thêm 11.000 tỷ đồng để triển khai loạt dự án "siêu khủng” ở Hà Nội.

Trước đó, đầu tháng 3/2021, VEF đã công bố phương án phát hành cổ phiếu trong đợt đầu để tăng vốn điều lệ từ 1.666 tỷ đồng lên 9.196 tỷ đồng. Tiếp đó công ty phát hành đợt 2 tăng vốn tiếp từ 9.196 tỷ lên 12.691 tỷ đồng. Giá chào bán ở hai đợt phát hành là 10.000 đồng, dự kiến thực hiện trong năm 2021. Dự kiến 2 đợt tăng vốn sẽ giúp VEF thu về hơn 11.000 tỷ đồng.

Theo tờ trình gửi cổ đông, công ty cho biết nguồn vốn này sẽ dùng để triển khai các dự án trọng điểm, bao gồm 5.231 tỷ đồng cho dự án Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) và 3.488 tỷ đồng cho dự án Tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ (Vinhomes Gallery).

Ngoài ra, VEF cũng dự định đầu tư hai dự án khác là 1.197 tỷ đồng phát triển dự án Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì (Nam Từ Liêm) và hơn 1.100 tỷ đồng phát triển Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc Gia.

loat-du-an-sieu-khung-cua-vef-tai-ha-noi-sap-co-them-11000-ty-dong-2
Kế hoạch sử dụng vốn của VEF sau khi phát hành cổ phiếu đợt đầu cho cổ đông.  

VEF được thành lập vào năm 2011 với trụ sở tại số 148 Giảng Võ, Ba Đình (Hà Nội). Đây là doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện, triển lãm, hội nghị trong và ngoài nước. Năm 2015, ĐHĐCĐ đã bầu HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 5 thành viên; trong đó 4 thành viên do cổ đông chiến lược là Vingroup đảm nhận.

Hiện Vingroup và công ty con Thành phố Xanh nắm giữ xấp xỉ 88% vốn và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nắm giữ 10% vốn của VEF.

Liên quan đến các dự án sắp được triển khai này, cuối tháng 7/2020, HĐQT của VEF đã trình ĐHĐCĐ thông qua chủ trương đầu tư 4 dự án, gồm: Trung tâm dịch vụ thương mại và nhà, Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc Gia, Khu đô thị mới Đông Anh và Khu chức năng Đô thị Nam đại lộ Thăng Long, với tổng vốn đầu tư lên tới 78.745 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Dự án Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc Gia được thực hiện tại xã Đông Hội và Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự án là 7.336 tỷ đồng, trong đó vốn góp thực hiện của nhà đầu tư là 15% và vốn vay, vốn huy động chiếm 85%. Dự án dự kiến hoàn thành vào quý 3/2024.

Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 34.879 tỷ đồng, trong đó vốn góp thực hiện của nhà đầu tư là 15% và vốn vay, vốn huy động chiếm 85%. Tiến độ thực hiện dự án là giai đoạn 2020 – 2025.

Dự án Tổ hợp Trung tâm Dịch vụ thương mại và nhà ở tại số 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP.Hà Nội. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 17.440 tỷ đồng, gồm 20% vốn từ vốn góp của nhà đầu tư và 80% từ vốn vay, vốn huy động.

Khu chức năng đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì, Trung Văn, Phú Đô thuộc quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội. Tổng vốn đầu tư của dự án gàn 19.090 tỷ đồng, trong đó vốn góp thực hiện của nhà đầu tư là 15% và vốn vay, vốn huy động chiếm 85%.


Theo Tuấn Minh/ Nhịp Sống Doanh Nghiệp

Tags VEF Hà Nội Loạt dự án tăng vốn điều lệ

Các tin khác

Đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp đau đầu với bài toán phân bổ ngân sách dành cho quảng cáo, nhưng đối với những doanh nghiệp sở hữu nền tảng này, điều gì còn lại cho họ?

Toàn cảnh Hội nghị

Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn là một nội dung rất quan trọng của tỉnh, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn.

Kể từ năm 2006 và trong hơn 30 lần tổ chức, Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới WA Award đã đánh giá và công nhận các dự án có tiềm năng truyền cảm hứng, tạo dấu ấn trong kiến ​​trúc đương đại. Năm 2021, giải thưởng với tên gọi WA Awards 10+5+X 37rd Cycle đã thu về 42 đồ án dự thi từ 22 quốc gia khác nhau, trải dài từ Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc… Việt Nam tự hào có 4 công trình được gọi tên trong danh sách thắng giải. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc các công trình Việt Nam đạt giải tại cuộc thi lần này.

Trong tổng thể không gian đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dòng sông Hồng như một điểm tựa để thành phố phát triển cân bằng hai bên trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục