Singapore – quốc gia điển hình trong việc quản trị nguồn nước hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/3/2023 | 2:21:03 PM

QLMT - Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tự xây dựng thành công mô hình quản trị nguồn nước hiệu quả, tạo cảm hứng cho các đối tác quốc tế noi theo. Singapore là một trong số những tấm gương điển hình đó.

Nhận thức được tầm quan trọng của nước, Singapore đã đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia. "Đảo quốc sư tử” không chỉ chú trọng tới lượng cung mà còn tính đến các khía cạnh khác như chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước.

Kế hoạch tổng thể về nước được triển khai từ năm 1972 đã xây dựng cho Singapore một danh mục tài nguyên nước đa dạng, để đáp ứng nhu cầu nước trong giai đoạn này và có thể phát triển trong tương lai. Có bốn nguồn cung cấp mà người Singapore gọi là "bốn vòi nước quốc gia”, bao gồm nước nhập khẩu từ Malaysia, nước mưa, nước tinh khiết lọc từ nước thải (người Singapore đặt tên là NEWater), và lọc từ nước biển.

Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu, đây là một công nghệ tái tạo nước đã qua sử dụng bằng các biện pháp như thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng, khử bẩn bằng tia cực tím. Cụ thể, nước dội bồn vệ sinh hay dùng trong nhà bếp đều được thu hồi nhằm tạo ra "nước mới” (NEWater).

Đến tháng 5/2010, Singapore khai trương nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử dụng và dùng trong các nhà máy. Năm 2014, Ủy ban LHQ về Nước (UN-Water) từng trao giải thưởng danh giá nhất cho NEWater trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước.

Đến nay, NEWater là nước uống đã đáp ứng được 30% nhu cầu của cả nước, nhưng chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp và tích trữ cho mùa khô. PUB ước tính, đến năm 2060, riêng chương trình tái sử dụng nước (NEWater) sẽ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ nước của Singapore.



NEWater của Singapore từng được giải thưởng của Ủy ban LHQ về Nước trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước. (Nguồn: PUB)

Năm 2015, Singapore đã xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Ước tính, nguồn nước ngọt đã được lọc từ biển cũng cung cấp khoảng từ 10-20% lượng nước cho quốc gia này.

Để tăng cường và đảm bảo an ninh nguồn nước, Singapore cũng tìm cách hạn chế thất thoát, kể cả do rò rỉ đường ống, từ mức 9,5% năm 1990 xuống còn 5% vào năm 2016 - tỷ lệ thấp nhất thế giới.

An Đông (T/h)

Tags Singapore Quốc gia điển hình Quản trị nguồn nước hiệu quả

Các tin khác

Những mô hình phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình; phòng chống rác thải nhựa và bảo vệ môi trường của Hội LHPN huyện Yên Sơn gây quỹ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tại Long An, chương trình Đổi sách lấy cây là chương trình ý nghĩa, nhiều người có cơ hội trao tặng những vật dụng cũ nhưng còn dùng tốt, để nhận về vô số niềm hạnh phúc.

Hội LHPN thị trấn Phù Yên, Sơn La đã triển khai các phong trào bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, trong đó có mô hình “ Ngôi nhà xanh” thu gom rác thải nhựa, gây quỹ ủng hộ phụ nữ và trẻ em nghèo trên địa bàn.

Hoạt động truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa do Hội LHPN TP Hà Tĩnh chủ trì sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, tiểu thương trên địa bàn về tác hại của loại rác này đối với môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự