Cùng các bạn sinh viên tìm giải pháp để “xanh hóa” ngành Dệt may

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 6:02:36 PM

QLMT - Cuộc thi "Xanh hóa ngành Dệt may" với phần tranh tài hấp dẫn của 15 đội là các em sinh viên, nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành Dệt may đã được diễn ra.

Cuộc thi do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ, được sự ủy thác của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, phối hợp với bộ môn Kỹ thuật Dệt may, khoa Cơ khí, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành Dệt may.

Cuộc thi có 35 đội đăng ký tham gia và 15 đội xuất sắc được chọn vào vòng Chung kết. Cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động giữa Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức – GIZ và bộ môn Kỹ thuật Dệt may, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM).


Cùng các bạn sinh viên tìm giải pháp để "xanh hóa” ngành Dệt may.

15 đội thi xuất sắc nhất ở vòng Chung kết (đã vượt qua vòng Sơ khảo) lần lượt trình bày ý tưởng chống ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và tái sử dụng nguồn chất thải theo hướng sạch và xanh hóa.

Các đội thi đã thuyết phục Ban Giám khảo (thông qua thuyết trình ý tưởng của mình) bằng việc chọn một trong hai chủ đề, gồm: Đề xuất các giải pháp xanh trong công nghệ dệt may; Đề xuất các phương án tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, cũng như các kế hoạch, ý tưởng, các giải pháp được áp dụng để "xanh hóa” ngành Dệt may hiện nay.

Ban Giám khảo trao giải Giải Nhất thuộc về nhóm ReTee, giải Nhì thuộc về nhóm PEPF (Protect the Environment for Better Future) và giải Ba thuộc về nhóm Dấu Chân Xanh. Phần thưởng mà các nhóm sinh viên đạt được là các suất học bổng giá trị do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức trao tặng.

Trước đó, Ban Tổ chức đã triển khai khóa học về hành động vì khí hậu vào tháng 10/2022 cho 178 học viên và khóa học online CAT để được cấp giấy chứng nhận từ GIZ. Đây là điều kiện cần để tham gia cuộc thi "Xanh hóa ngành Dệt may”.

Thanh Hạ (T/h)


Tags ngành Dệt may giải pháp bảo vệ môi trường sinh viên

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự