QLMT - Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị (MRB) vừa báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc nghiên cứu bổ sung các phương án hướng tuyến, vị trí và tổng mặt bằng ga ngầm C9 (cạnh hồ Hoàn Kiếm) của dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng ban MRB, với phương án giữ nguyên hướng tuyến, xem xét bỏ ga ngầm C9: Từ ga ngầm C8 sẽ đến thẳng ga ngầm C10 thì đoạn hầm dài 2,4km (từ ga C8 đến C10) về kỹ thuật sẽ phải xem xét bố trí bổ sung ống thông hơi, thoát khí, lối thoát hiểm, an toàn chạy tàu... nên phải thay đổi thiết kế cơ sở của đoạn tuyến hầm đã phê duyệt dẫn tới lưu lượng hành khách, phạm vi phục vụ của các ga liên quan (không chỉ của tuyến 2) sẽ thay đổi.
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng ban MRB cho biết, nếu không xây dựng ga C9, lượng hành khách sử dụng đường sắt đô thị của tuyến này có thể sụt giảm 95%. "Bởi khi đó, hành khách chỉ có thể lên xuống tàu tại ga C8 (cách khu vực hồ Hoàn Kiếm khoảng 1,2 km) và ga C10 (cách khu vực hồ Hoàn Kiếm khoảng 500 m)", báo cáo của MRB nêu.
Bên cạnh đó, đoạn hầm dài 2,4 km từ ga ngầm C8 sẽ đến C10 phải bổ sung ống thông hơi, lối thoát hiểm... nên phải thay đổi thiết kế đoạn hầm đã phê duyệt dẫn tới lưu lượng hành khách, phạm vi phục vụ của các ga liên quan thay đổi.
Ông Hiếu cũng lo ngại nếu áp dụng phương án này, phần lớn hành khách sẽ không sử dụng đường sắt đô thị mà vẫn duy trì phương tiện cá nhân dẫn đến sự lộn xộn, ách tắc, ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, nếu bỏ ga C9 đồng nghĩa với việc đưa khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận ra khỏi phạm vi phục vụ của đường sắt đô thị, trong khi nhu cầu đi lại của dân cư, khách tham quan, mua sắm rất lớn. MRB cho rằng việc này có thể khiến hiệu quả của mạng lưới đường sắt đô thị giảm mạnh./.
Khánh Vinh
Tags
ga ngầm C9 cạnh hồ Gươm
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị (MRB)
dự án tuyến đường sắt đô thị số 2
Bà Cẩn bán nước chè ở đây có thâm niên vài chục năm do vậy bà là kho chuyện về tình yêu của những người từng đến đây uống nước chè.
Cây đa gần nhà vệ sinh công cộng trên phố Đinh Tiên Hoàng (Ước chừng gần 200 năm tuổi) tự đổ vào chiều tối ngày 16/7/2008.
Chiều 9/9/2024, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã huy động một cần cẩu tay với dài hàng chục mét, một máy xúc và một tốp công nhân khoảng mười người đến trồng lại cây khu vực Hồ Gươm.
Cơn bão số 3 (bão Yagi) có sức gió gần tâm bão cấp 12-13 giật cấp 16, tiến thẳng vào các tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Nội, để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản. Nhiều nhà bị tốc mái, cây đổ vào ô tô, vào nhà. Ước tính hàng nghìn cây xanh ở Hà Nội bị ngã, đổ.