Doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT như thế nào?

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/9/2020 | 5:04:53 PM

QLMT - Theo thông tư số 25/2019/TT-BTNMT, các báo cáo quan trắc định kỳ, quan trắc tự động liên tục, báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, ... sẽ được lồng ghép trong cùng một Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và chính thức áp dụng hình thức báo cáo này kể từ kỳ báo cáo năm 2020.

Ngày 10/03/2020, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Quản lý) đã ban hành văn bản số 619 /BQL-MT - về việc hướng dẫn doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Xem văn bản tại đây: số 619 /BQL-MT

Quản lý Môi trường xin trích dẫn toàn bộ văn bản đến Doanh nghiệp hoạt động tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; Điều 37 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 40 của Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT, các báo cáo quan trắc định kỳ, quan trắc tự động liên tục, báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu sẽ được lồng ghép trong cùng một Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Đối tượng, tần suất, thời gian nộp Báo cáo:

- Đối tượng thực hiện: tất cả chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp.

- Tần suất Báo cáo: 01 lần/năm (kỳ Báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm).

- Thời gian nộp Báo cáo: trước 31 tháng 01 của năm tiếp theo của kỳ Báo cáo. Báo cáo lần đầu gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.

Ví dụ: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 thì kỳ Báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời gian nộp Báo cáo là trước ngày 31 tháng 01 năm 2022.

3. Biểu mẫu Báo cáo: Phụ lục VI của Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Báo cáo và các tài liệu liên quan đến Báo cáo phải được lưu giữ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.


Nơi nộp Báo cáo:

- Cơ quan phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ pháp lý về môi trường tương đương.

- Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Hướng dẫn về đối tượng, tần suất quan trắc môi trường định kỳ

Quan trắc khí thải:

Đối tượng quan trắc, tần suất quan trắc được quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 23 Điều 3 của Nghị định 40/2014/NĐ-CP. Lưu ý: doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự xác định lưu lượng và quy mô sản xuất để đối chiếu như bảng sau:

Đối tượng
Tần suất quan trắc
Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 mỏ khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải)
03 tháng/ lần
Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải)
06 tháng/ lần
Tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường dưới 5.000 m khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải)
Miễn quan trắc

Quan trắc nước thải:

+ Doanh nghiệp đã đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu chế xuất, Khu công nghiệp: thực hiện quan trắc theo quy định của Công ty Phát triển hạ tầng Khu chế xuất, Khu công nghiệp nếu phát sinh nước thải từ 20 m3/ngày trở lên và thông báo kết quả quan trắc nước thải cho Công ty Phát triển hạ tầng Khu chế xuất, Khu công nghiệp.

Doanh nghiệp phát sinh nước thải dưới 20 m3/ngày sẽ được miễn quan trắc.

+ Doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường: quan trắc theo Giấy phép xả thải do cơ quan chức năng cấp

Quan trắc bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao (*) để quản lý như chất thải thông thường.

Đối tượng Tần suất quan trắc
Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
03 tháng/ lần
Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
06 tháng/ lần
Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng được miễn hồ sơ môi trường
01 năm/lần

Ban Quản lý thông báo đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp để biết và thực hiện theo đúng quy định.Lưu ý: doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự xác định quy mô sản xuất để đối chiếu.

QLMT

Tags Khu chế xuất Khu công nghiệp báo cáo công tác bảo vệ môi trường thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Các tin khác

Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, thế nào là sự phát triển bền vững?

Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, gia đình tôi có nên sử dụng lại các chai nhựa nước khoáng, nước ngọt làm chai đựng nước uống không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự