Tạo vật liệu xây dựng từ vỏ trứng nhờ công nghệ in 3D

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/3/2023 | 4:56:42 PM

QLMT - Gạch in 3D từ vỏ trứng do công ty Manufactura sản xuất có thể góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và lãng phí thực phẩm.

Dự án Eggshell giải quyết được 2 vấn đề: tác động xấu đến môi trường của ngành gốm sứ và tình trạng lãng phí thực phẩm cùng nhiều chất hữu cơ khác ở Mexico.

Ngành gốm sứ tạo ra lượng khí thải lớn vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chất thải từ quá trình sản xuất cũng rất đáng kể. Vì vậy Manufactura quyết định tái sử dụng vỏ trứng - loại phế phẩm nhẹ, dễ tìm - cho hoạt động xây dựng. Vỏ trứng khi kết hợp với chất kết dính sinh học sẽ cho ra một hỗn hợp có khả năng đông đặc mà không cần nung rất lý tưởng cho công nghệ in 3D.



Gạch in 3D từ vỏ trứng - Ảnh: Manufactura 

Thành quả in là một bức tường gạch vỏ trứng từ 105 khối cùng một cột trụ từ 26 khối. Nguyên liệu thô làm gạch được lấy từ rác thải của nhiều nhà hàng trên địa bàn thủ đô Mexico City.

Dự án mới này kết hợp các thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính và sản xuất kỹ thuật số để biến chất thải thành sản phẩm phụ hữu ích. Ngoài ra, nó cũng góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề ô nhiễm của Mexico và tác động môi trường của ngành gốm sứ.

Công ty này đã giới thiệu thành công một phương pháp sản xuất mới thân thiện với môi trường dẫn đến một hệ thống sản xuất và đời sống thân thiện với môi trường theo chu kỳ. Công ty cũng mở ra những cơ hội việc làm mới.

Gạch in 3D đã được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, thậm chí trên vũ trụ. Tháng 10.2022, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đề nghị các nhà khoa học nghĩ ra phương pháp mới để xây dựng căn cứ trên Mặt trăng chịu được điều kiện khắc nghiệt. Thí nghiệm do Đại học Central Florida cho thấy khả năng xây căn cứ từ gạch in 3D làm từ đá Mặt trăng kết hợp nước mặn.

Hải Đăng (T/h)


Tags Vật liệu xây dựng Vỏ trứng Công nghệ in 3D

Các tin khác

Graphene có thể tạo ra các vật liệu mới, giúp ngành xây dựng tăng hiệu suất và giảm tác động ra môi trường. Tuy nhiên, thị trường của chúng tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Những đổi mới về công nghệ tiến bộ sẽ mang lại nhiều hứng thú hơn trong việc tái chế rác thải, đặc biệt là trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng xung quanh việc chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.

Công ty khởi nghiệp AirX Carbon có trụ sở tại TPHCM đang cung cấp một loại nguyên liệu carbon âm tính có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp và nhựa tái chế. Giá thành của chúng cạnh tranh trực tiếp với nhựa truyền thống khi được sản xuất trên quy mô lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự