Công nghệ tái sử dụng nước thải: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2022 | 2:24:38 PM

QLMT - Là nhà thầu có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước, Công ty TNHH Ecoba công nghệ môi trường đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước thải hiệu quả cho các nhà máy, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nước đã được sử dụng, thường bị loại bỏ như một chất thải dưới dạng nước thải đã qua xử lý hoặc nếu chưa qua xử lý còn gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy việc áp dụng công nghệ tái sử dụng nước thải vừa giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí 2 đầu cho doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguồn nước sạch đầu vào và chi phí cho bên thứ ba thu gom xử lý đạt chuẩn để xả thải ra môi trường.

Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm: sử dụng cho các hoạt động tại khu vực đô thị (chăm sóc cảnh quan, tẩy rửa, xả toilet…); phát triển nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản); tái sử dụng nước thải trong công nghiệp; bảo vệ môi trường (duy trì dòng chảy, phát triển cảnh quan,…); cấp nước sinh hoạt (trực tiếp, gián tiếp)… Đặc biệt việc tái sử dụng nước thải được xem là giải pháp hữu hiệu và phù hợp ở các thành phố lớn nhằm giảm áp lực cho các nhà máy cung cấp nước sạch.

Đặc điểm của công nghệ tái sử dụng nước thải là: Xử lý kết hợp các loại hình công nghệ như hóa lý bậc 2 + lọc (lọc đa tầng + lọc than hoạt tính) + thẩm thấu ngược (RO)/ hạt nhựa trao đổi ion. 

Công nghệ tái sử dụng nước thải: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường - 1
Biểu đồ tình hình tái sử dụng nước thải trên toàn cầu (Nguồn EPA, 2012)

Các công nghệ tái sử dụng nước thải phổ biến

Tại các nước phát triển việc tái sử dụng nước thải đã được triển khai rộng rãi, đặc biệt trong các ngành sản xuất hoăc sử dụng nhiều nước. Việc tái sử dụng nước tại Việt Nam hiện nay thường được áp dụng cho một phần công suất của trạm xử lý nước thải do hạn chế về chi phí đầu tư.

Tùy theo mục đích sử dụng từ phía chủ đầu tư, Nhà thầu Ecoba ENT áp dụng nhiều công nghệ tái sử dụng nước thải phù hợp với nguyên lý chính dựa trên công nghệ lọc màng.

Các loại màng lọc được áp dụng hiệu quả trong tái sử dụng nước thải:

Màng lọc MBR

Có thể thiết kế dạng modul áp dụng được nhiều quy mô công trình. Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý nước thải. Do hoạt động ở nồng độ bùn cao nên hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-30%, nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, vệ sinh …

Màng siêu lọc UF

Màng lọc UF được sử dụng để tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù ra khỏi nước bằng công nghệ màng với kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 20nm - 5µm dưới áp suất thấp. Hệ thống lọc này vận hành như một bước an toàn cho hệ thống lọc RO phía sau (nếu có). Ứng dụng màng lọc UF trong tái sử dụng nước thải sau xử lý có thể được sử dụng lại cho việc rửa đường, rửa xe, tưới tiêu,…

Màng thẩm thấu ngược RO

Màng lọc thẩm thấu ngược RO được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, những hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và các ion trong nước bằng công nghệ màng với kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 0.1nm - 1nm dưới áp suất cao.

Các dự án có yêu cầu chất lượng nước sau xử lý cao như tái sử dụng thành nước cấp công nghiệp… nhà thầu Ecoba ENT sẽ sử dụng hệ lọc này.

Công nghệ tái sử dụng nước thải: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường - 2
Trạm xử lý nước thải nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn CP Phú Nghĩa. Trạm được lắp đặt hệ xử lý tái sử dụng 400 m3 nước thải phục vụ cho tưới tiêu và rửa đường trong nhà máy.

Ứng dụng của tái sử dụng nước thải

Công nghệ tái sử dụng nước thải được lắp đặt và ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: dệt nhuộm, dệt may, thực phẩm, chăn nuôi, xi mạ, linh kiện điện tử.

Tái sử dụng nước thải mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như: Tiết kiệm ngân sách để thu gom và xử lý nước thải; giảm chi phí xả thải, chuyển nước thành nguồn nguyên liệu đầu vào thứ cấp, giảm chi phí nguồn cấp nước sạch đầu vào.

Tái sử dụng nước thải còn mang lại nhiều lợi ích về xã hội như: Giảm chi phí y tế liên quan đến nước thải gây ra về vấn đề sức khỏe; cải thiện điều kiện sống và vệ sinh môi trường…

Bắc Lãm
Tham khảo ecobaent.vn


Tags Ecoba công nghệ tái sử dụng nước thải

Các tin khác

Graphene có thể tạo ra các vật liệu mới, giúp ngành xây dựng tăng hiệu suất và giảm tác động ra môi trường. Tuy nhiên, thị trường của chúng tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Những đổi mới về công nghệ tiến bộ sẽ mang lại nhiều hứng thú hơn trong việc tái chế rác thải, đặc biệt là trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng xung quanh việc chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.

Công ty khởi nghiệp AirX Carbon có trụ sở tại TPHCM đang cung cấp một loại nguyên liệu carbon âm tính có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp và nhựa tái chế. Giá thành của chúng cạnh tranh trực tiếp với nhựa truyền thống khi được sản xuất trên quy mô lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục