QLMT - Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công giải pháp thu hồi vàng trực tiếp mà không phải trải qua nhiều giai đoạn cũng như không sử dụng nhiều hóa chất.
TS Triệu Quốc An ở Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và cộng sự đã nghiên cứu công nghệ thu hồi vàng trực tiếp từ bo mạch điện tử với quy trình đơn giản, không sử dụng nhiều hóa chất, và cho hiệu suất thu hồi cao. Nhóm thực hiện bóc tách vàng trực tiếp từ bo mạch điện tử sử dụng hỗn hợp của persulfate (S2O8²)/hydroxy peroxide (H2O2).
Vàng được phủ trên bề mặt bo mạch điện tử thông qua một lớp hợp kim sắt/nikel/nhôm (Fe-Ni-Al). Nhờ đặc tính oxy hóa mạnh của hỗn hợp persulfate (S2O8²-)/hydroxy peroxide (H2O2), vàng sẽ được bóc tách ra khỏi bo mạch một cách đơn giản hơn. Các kim loại cơ bản như Fe, Ni, Al, Cu sẽ bị hòa tan một phần, ngoại trừ vàng và nhờ đó lớp vàng được giải phóng ra khỏi bề mặt bo mạch điện tử.
Triệu Quốc An cho biết, quá trình này không cần trải qua các bước tiền xử lý như cắt, nghiền thành bột như các quá trình nhiệt luyện, thủy luyện. Ngoài ra, hóa chất sử dụng không có độc tính cao và không gây ô nhiễm môi trường, hiệu suất thu hồi lên đến 98%, độ tinh khiết của vàng trên 95%. Các thành phần trong dung dịch sau quá trình bóc tách có thể hoàn nguyên hoặc tái chế thành các sản phẩm khác có giá trị.
Nhóm các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp phụ Zirconia oxit (ZrO2) được biến tính bề mặt với acid thioctic trong phân tách ion vàng (III). Kết quả cho thấy, vật liệu có khả năng phân tách chọn lọc ion vàng (III) từ dung dịch sau quá trình hòa tan các kim loại từ bo mạch điện tử. Ngoài ra, ZrO2 cũng có thể dùng để hấp phụ ion Pladium Pd (II), không làm ảnh hưởng đến kích thước hạt và hình thái của vật liệu thu được. Phương pháp này có thể áp dụng trong quá trình thủy luyện để tách kim loại, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế rác thải thứ cấp do vật liệu có thể tái sử dụng. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện phương pháp nói trên trong phòng thí nghiệm và mong muốn hợp tác với doanh nghiệp có nhu cầu để triển khai công nghệ trong việc khai thác các kim loại quý từ nguồn rác thải điện tử.
Hiện nay, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 90 nghìn tấn rác thải điện tử thải ra thải ra môi trường nhưng mới chỉ có hơn 10 nghìn tấn được thu gom và xử lý. Điều đáng nói, đa phần chúng được thu gom, tháo dỡ không theo quy định và chỉ tập trung thu hồi các vật liệu dễ thu hồi, tái chế như một số kim loại, phần còn lại bị tiêu hủy hoặc đi vào các bãi chôn lấp chất thải rắn. Vì vậy làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, nhất là làm thất thoát tài nguyên, trong đó có một số kim loại quý như vàng, đồng, paladium,... Nếu có giải pháp công nghệ tái chế hiệu quả sẽ mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tùng Lâm
Tags
thu hồi vàng
bo mạch điện tử
rác thải điện tử
thu hồi
tái chế
Xử lý trên 20 tấn rác thải mỗi ngày, một doanh nghiệp tại Tiền Giang đang biến rác thành các sản phẩm hữu ích như viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp sạch và cả xăng dầu.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.
Trong bối cảnh ngày càng gia tăng lượng rác thải y tế, việc tìm kiếm các phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn trở thành một nhu cầu cấp thiết. Một trong những công nghệ tiên tiến được áp dụng là phương pháp plasma, nổi bật với khả năng xử lý chất thải y tế một cách hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/8, tại Đại lộ Ngọc Trai SP 21-07, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park2, Tập đoàn Kangen (Nhật Bản) đã long trọng tổ chức lễ khai trương Showroom máy lọc nước điện giải ION kiềm Kangen Đồng Khắc Vàng.