PMS SEMS-L: Giải pháp quản lý năng lượng của Việt Nam

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/10/2021 | 10:11:42 AM

QLMT - PMS SEMS-L là giải pháp quản lý năng lượng của Việt Nam do các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Điện lực (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH giải pháp lưới điện thông minh (SES) Việt Nam nghiên cứu và phát triển.

Hệ thống quản lý năng lượng PMS SEMS-L
Hệ thống quản lý năng lượng PMS SEMS-L

Hệ thống quản lý năng lượng PMS SEMS-L "Made in Việt Nam” có hiệu quả tương đồng với xu thế công nghệ và tương đương với các giải pháp nước ngoài nhưng chi phí đầu tư thấp hơn, giúp các doanh nghiệp, nhà máy tại Việt Nam tiếp cận tới các tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả hay đơn giản là giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn năng lượng.

PMS SEMS-L của SES đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công nghệ trong quản lý năng lượng của các doanh nghiệp trong nước, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, SES hoàn toàn làm chủ công nghệ phần cứng và phần mềm của hệ thống với công nghệ tương tự với các giải pháp từ các hãng nổi tiếng nước ngoài dựa trên nền tảng IoT và xử lý dữ liệu lớn (Big Data). 

Nguồn dữ liệu về năng lượng của doanh nghiệp được thu thập hoàn toàn tự động, lưu trữ dài hạn, tạo nên nguồn dữ liệu tổng quát cho hệ thống PMS SEMS-L tổng hợp và phân tích để đưa ra các thông báo, cảnh báo, dự đoán, biểu đồ, lập kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả theo nhu cầu người dùng. 

Với hệ thống PMS SEMS-L, dữ liệu năng lượng được số hóa tự động bằng hệ thống đo lường tự động, đo đạc được nhiều thông số điện năng khác nhau và thời gian đo đạc cập nhật theo chu kỳ từng giây hoặc phút. Hệ thống này giúp số hóa và tạo dữ liệu nguồn đa dạng, mang nhiều thông tin cho hệ thống tổng hợp phân tích khách quan với độ chính xác cao.

PMS SEMS-L phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra mô hình mô phỏng hệ thống điện cần giám sát đơn giản trên các sơ đồ điện 1 sợi. PMS SEMS-L thể hiện trực quan các điểm giám sát trên sơ đồ bằng việc hiển thị các thông số đang được thu thập như công suất tiêu thụ, công suất phản kháng, sóng hài bậc cao, điện áp, dòng điện.... Ngoài ra, đối với hệ thống lưới điện kín trong 1 nhà máy tập trung, PMS SEMS-L còn có khả năng quản lý, giám sát, đo lường tất cả các phụ tải, khu vực sản xuất, hành chính văn phòng, quy mô điểm giám sát tùy thuộc nhu cầu khách hàng; xuất báo cáo dữ liệu sử dụng năng lượng theo yêu cầu cấp quản lý, theo từng khu vực, thời gian...

PMS SEMS-L
Mô phỏng ứng dụng hệ thống quản lý năng lượng PMS SEMS-L tại nhà máy. Ảnh: SES

Các chuyên gia trong lĩnh vực giám sát năng lượng khẳng định, PMS SEM-SL là một công cụ hữu hiệu và mạnh mẽ trong quản lý tập trung lưới điện nhà máy và các cơ sở hạ tầng. 

Một hệ thống quản lý năng lượng tập trung thông minh sẽ giúp nhà quản lý phán đoán nhanh các trường hợp về sự cố, trạng thái hệ thống dựa trên nguồn dữ liệu cung cấp liên tục theo thời gian thực và các cảnh báo sớm trên hệ thống, giúp người vận hành đưa ra được kế hoạch kiểm tra định kỳ tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian và biết điểm chính xác trên hệ thống đang có các vấn đề cần được xử lý kịp thời, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong bảo trì, bảo dưỡng hoặc sự cố, giảm thiểu tối đa các tổn thất gặp phải như cháy nổ, hỏng hóc, thay thiết bị. Với hệ thống quản lý năng lượng PMS SEMS-L sẽ thay đổi hoàn toàn phương pháp vận hành và quản lý năng lượng trong nhà máy, từ thủ công, tốn kém sang quản lý vận hành hiệu quả, thông minh.

-----------------------------------------------------
Quản lý năng lượng (PMS) là hệ thống đo lường, phân tích và giám sát nguồn điện được lắp đặt trong nhà máy, tòa nhà, các khu công nghiệp… đã được nhiều công ty trên thế gới nghiên cứu - phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng chưa phổ biến do phần lớn các doanh nghiệp chưa tiếp cận tới khái niệm và các giải pháp này, chi phí nhập khẩu hệ thống PMS đắt đỏ và cũng chưa thấy được tầm quan trọng về việc quản lý năng lượng trong sản xuất cùng việc tính toán chi phí năng lượng trên đầu sản phẩm… 

Theo nghiên cứu của Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả (VEEP), tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở nước ta còn rất lớn. Ngành công nghiệp xi măng có thể tiết kiệm năng lượng đến 50%; công nghiệp gốm là 35%; ngành dệt, may mặc là 30%; công nghiệp thép là 20%... Do các ngành công nghiệp nói trên đang sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết bị sản xuất cũ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt lớn khi vận hành… 

Tú Anh


Tags PMS SEMS-L giải pháp hệ thống quản lý năng lượng

Các tin khác

Graphene có thể tạo ra các vật liệu mới, giúp ngành xây dựng tăng hiệu suất và giảm tác động ra môi trường. Tuy nhiên, thị trường của chúng tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Những đổi mới về công nghệ tiến bộ sẽ mang lại nhiều hứng thú hơn trong việc tái chế rác thải, đặc biệt là trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng xung quanh việc chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.

Công ty khởi nghiệp AirX Carbon có trụ sở tại TPHCM đang cung cấp một loại nguyên liệu carbon âm tính có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp và nhựa tái chế. Giá thành của chúng cạnh tranh trực tiếp với nhựa truyền thống khi được sản xuất trên quy mô lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục