Khủng hoảng năng lượng thế giới có thể làm giá điện tăng cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2021 | 4:26:53 PM

QLMT - Nhiều quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá khí đốt, xăng, điện đều tăng cao.

 

Khủng hoảng năng lượng thế giới có thể làm giá điện tăng caoGiá khí đốt tại châu Âu tiếp tục lập kỷ lục mới. Ảnh: Getty Images

Tại Châu Âu, giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến trong năm nay, mức tăng gần 600% do lo ngại mức dự trữ năng lượng thấp hiện nay sẽ không đủ cung cấp cho các dịch vụ trong mùa Đông sắp tới. Riêng tại Mỹ, giá khí đốt gần đây đã chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Giá dầu thô tại thị trường Mỹ chạm mức cao nhất trong gần 7 năm qua, trong khi giá khí đốt tự nhiên liên tục lập kỷ lục. Việc giá khí đốt tăng cao, cùng với giá dầu chạm mức cao nhất trong nhiều năm đã dấy lên những lo ngại lạm phát gia tăng và khiến hóa đơn năng lượng tăng nhanh chóng.

Vấn đề dường như ngày càng phức tạp khi cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu trở nên căng thẳng hơn, có nguy cơ làm đảo lộn quá trình hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hạn hán và giá than ở Trung Quốc tăng vọt mà nhiệt điện vẫn chiếm khoảng 60% sản lượng điện của nước này.

Thực tế đã có nhiều khu vực ở đông bắc Trung Quốc bị cắt điện trong nhiều giờ, hệ thống đèn điều tiết giao thông thậm chí cũng tê liệt. Nhà máy tại các khu vực sản xuất bị yêu cầu giảm giờ hoạt động, thậm chí phải đóng cửa trong vòng một tuần. Tình trạng thiếu điện hiện đang là một trong những mối đe dọa lớn của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Châu Âu và Mỹ đều đang lo ngại việc nguồn cung sụt giảm có đủ để cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế trong suốt mùa đông hay không. Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc còn tạo thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu khi giá nguyên liệu và các sản phẩm thiết yếu tăng cao.

Khủng hoảng năng lượng thế giới có thể làm giá điện tăng caoMột nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc. Ảnh: ITN

Vậy cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới tác động thế nào đến Việt Nam, là điều đang được dư luận quan tâm. Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh khẳng định: "Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc".

Việt Nam bắt đầu chuyển sang nhập khẩu thuần năng lượng từ năm 2015, nên việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên. Chi phí sản xuất điện tăng lên sẽ gây áp lực lớn với ngành điện. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo.

Giai đoạn 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phụ tải điện giảm nên Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ điện. Tuy nhiên, thời gian tới, khi nền kinh tế được được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, việc cung ứng điện sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bởi hiện các nguồn điện phát triển rất chậm. Thủy điện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có đủ nguồn nước hay không cũng là một câu hỏi lớn. Còn các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời có sự rủi ro lớn về mức độ biến động, khó dự báo.

Theo lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, việc đa dạng hóa nguồn cung đồng thời tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo là một lựa chọn dài hạn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp và có kế hoạch đầu tư cho lưới điện truyền tải liên vùng, liên quốc gia, xem xét các công nghệ lưu trữ năng lượng,… Riêng đối với nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cần phải chủ động trong việc mua các nhiên liện ngắn hạn, trung hạn, đầu tư hạ tầng các kho chứa…

Đức Lượng

 


Tags Khủng hoảng năng lượng giá điện giá khí đốt giá xăng

Các tin khác

Trong bối cảnh lũ lụt nghiêm trọng tại Dubai, một cảnh báo mới được đưa ra về nguy cơ bất ổn ngoại giao và những hậu quả khôn lường của công nghệ gieo mây, gây mưa nhân tạo.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) đã phát triển lớp phủ kính mới giúp ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại, giảm nhiệt độ phòng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự