Sử dụng cây thuỷ trúc trong xử lý nước thải trạm trung chuyển rác

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/5/2021 | 11:46:00 AM

QLMT - Nhóm các nhà khoa học của Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh, Hội nước và môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn thành Đề tài nghiên cứu “Xử lý nước thải trạm trung chuyển rác bằng mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng kiểu ngập và không ngập - thực nghiệm với cây thuỷ trúc”.


Xử lý nước thải trạm trung chuyển rác bằng mô hình đất ngập nước
Tác giả vào mô hình nghiên cứu

Theo thống kê mới nhất, ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc mỗi năm tăng trung bình 10 - 16%, riêng tại TP. HCM trung bình 9.000 - 9.500 tấn/ngày. Trên toàn địa bàn TP. HCM có khoảng 700 điểm tập kết rác tạm thời chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại nguồn và 27 trạm trung chuyển để vận chuyển rác đến các khu xử lý tập trung.

Do nhiều trạm trung chuyển đã được xây dựng từ lâu và với nhiều kết cấu hạ tầng khác nhau, tính thiếu đồng nhất và đồng bộ nên công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động còn nhiều hạn chế. Ngoài cảnh quan chung, mùi hôi thì nước thải tại trạm cũng là vấn đề đáng quan tâm, mặc dù số lượng ít nhưng nồng độ ô nhiễm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng xử lý một số thông số ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng đặc trưng bằng kỹ thuật lọc sinh học trong điều kiện tự nhiên với nhóm thực vật chọn lựa trước, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn phổ biến đa dạng về mặt công nghệ xử lý để ứng dụng vào các địa phương có điều kiện phù hợp áp dụng.  

Vì vậy, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng của việc xử lý một số thông số ô nhiễm trong nước thải của trạm trung chuyển rác Đào Trí, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, sử dụng hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng kiểu ngập và không ngập với thực vật là cây Thuỷ Trúc. Từ kết quả đó có thể đề xuất nhân rộng mô hình ra các khu vực khác.

Thí nghiệm gồm hai giai đoạn: giai đoạn vận hành thích nghi với tải trọng hữu cơ 110 kg/COD.ha.ngày và giai đoạn vận hành chính với tải trọng hữu cơ 180, 250, 320, 400 và 480 kg/COD.ha.ngày. Năm thông số được đánh giá: pH, COD, BOD5, TN và TP. 

Quá trình thực hiện các thí nghiệm trên 02 mô hình ĐNNKT dòng chảy dứng kiểu ngập và không ngập với cây thuỷ trúc. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành khảo sát, đánh giá các biểu hiện sinh trưởng của cây và hiệu suất xử lý các thông số ô nhiễm của mỗi mô hình theo từng tải trọng và so sánh kết quả với QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Các kết quả tối ưu của 2 mô hình có trồng thực vật so sánh với cột B - QCVN 40:2011 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp -  Đạt yêu cầu xả thải ra nguồn tiếp nhận. Từ đó đã đề xuất công nghệ xử lý nước thải ép rác tại trạm trung chuyển Đào Trí gồm 2 bậc cơ học và lọc sinh học với thực vật: Nước thải - bể lắng cát - bể thu gom - bể lắng 1 - Đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng (kiểu ngập) - Ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNTM (cột B).

Các nhà khoa học hy vọng đề tài sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng thông qua việc làm sạch nguồn nước và tạo cảnh quan kiến trúc nhân tạo từ các công trình đất ngập nước kiến tạo’ tăng sự đa dạng sinh học… Về mặt kinh tế, đây là loại mô hình xử lý nước thải theo nguyên lý xử lý sinh học không cần sử dụng đến hoá chất, do đó chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn nhiều so với các phương pháp xử lý nước thải khác, sẽ rất tiết kiệm và thân thiện với môi trường, không tạo ra khí nhà kính đồng thời có khả năng đạt hiệu quả kinh tế khi được áp dụng vào thực tế. Ngoài ra thực vật trưởng thành có thể sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành khác. 

Về mặt ứng dụng khoa học công nghệ, các nhà khoa học triển khai đề tài cho biết: đề xuất giải pháp với mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng kết hợp trồng cây thuỷ trúc nhằm xử lý nước thải trạm ép rác và có thể áp dụng cho các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm tương đương.

Chi tiết đề tài nghiên cứu, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY

NGỌC ANH



Tags xử lý nước thải nước thải trạm trung chuyển cây thuỷ trúc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh Hội nước và môi trường TP. Hồ Chí Minh

Các tin khác

Trong bối cảnh lũ lụt nghiêm trọng tại Dubai, một cảnh báo mới được đưa ra về nguy cơ bất ổn ngoại giao và những hậu quả khôn lường của công nghệ gieo mây, gây mưa nhân tạo.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) đã phát triển lớp phủ kính mới giúp ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại, giảm nhiệt độ phòng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự