Long An thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 1.200-1.400 tấn/ngày

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/7/2024 | 9:14:24 AM

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dao động từ 1.200-1.400 tấn/ngày, được thu gom, xử lý theo đúng quy định.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dao động từ 1.200-1.400 tấn/ngày, được thu gom, xử lý theo đúng quy định.


Mỗi ngày, tỉnh ghi nhận thu gom, xử lý khoảng 1.200-1.400 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Các loại chất thải này được doanh nghiệp phân loại, bố trí kho chứa riêng biệt với chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm nhiều loại, chủ yếu là phế liệu từ công đoạn sản xuất chính của doanh nghiệp; ngoài ra còn có sắt, thép phế liệu, thùng carton, ballet gỗ, vải vụn, vỏ chai,...

Hầu hết chất thải loại này được doanh nghiệp tái chế, tái sử dụng; phần không tái chế thì hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng ghi nhận khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dao động 24.000-26.000 tấn/năm và được chủ đầu tư tự quản lý; ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Việc quản lý chất thải nguy hại tuân thủ theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT như kho chứa phải kín đáo, nền bê tông, có dán bảng biểu cảnh báo, phân loại riêng biệt từng loại chất thải với mã chất thải nguy hại xác định,... Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An ký hợp đồng với các đơn vị bên ngoài tỉnh Long An để xử lý chất thải nguy hại (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,…).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng ký kết hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh: Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Trái Đất Xanh (Khu công nghiệp Xuyên Á); Công ty TNHH Môi trường Chân Lý (Cụm công nghiệp Hoàng Gia, huyện Đức Hòa); Công ty TNHH TM và SX Ngọc Tân Kiên (Khu công nghiệp Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa); Công ty TNHH MTV SX TM DV xử lý CTNH Tùng Nguyên HS (Khu công nghiệp Hải Sơn, huyện Đức Hòa). Các cơ sở, doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại được Bộ TN&MT cấp phép hoạt động./.

Theo Châu Sơn/Báo Long An

Tags Long An xử lý chất thải chất thải rắn công nghiệp

Các tin khác

Vừa qua, UBND huyện Bình Chánh đã chỉ đạo các xã thị trấn thành lập 16 tổ kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường. Cùng đó, lắp đặt camera giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp đổ rác không đúng nơi quy định.

Không chỉ chung tay lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà còn đưa ra những đóng góp ý kiến để cùng xây dựng không gian xanh trên địa bàn thành phố.

Sáng ngày 20/6/2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM chính thức tiếp nhận và đưa vào hoạt động Trạm Trung chuyển rác Thạnh Xuân, hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực công tác quản lý chất thải của thành phố.

Ngày 15/6, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ đã phối hợp cùng Tổ chức Clear Rivers tổ chức Lễ khởi động Dự án thí điểm cải thiện việc thu gom rác thải nhựa đại dương bằng bẫy rác và thiết lập hệ thống tái chế địa phương trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục