Tạo thiết bị leo cây cho dân xứ dừa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/3/2021 | 2:57:28 PM

QLMT - Anh Nguyễn Văn Hưng (SN 1987) ở ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là chủ xưởng gia công chế tạo dụng cụ leo dừa đã giúp ích rất lớn cho nhiều người trồng dừa tại các địa phương có thể chăm sóc, thu hoạch dừa an toàn và hiệu quả.

Đồng cảm với người dân xứ dừa

Chia sẻ về ý tưởng làm dụng cụ leo dừa, anh Nguyễn Văn Hưng cho biết: Vào mùa Hè năm 2012, trong một lần đi thăm quan những vườn dừa sai trĩu quả ở Bến Tre, thấy những người nông dân đu mình trên cây dừa cao tít, vệ sinh, bỏ thuốc và hái quả rất vất vả, rủi ro cực kỳ cao. Dụng cụ hành nghề của họ rất đơn giản chỉ là con dao, cuộn dây luộc và cái nài làm bằng dây đai, dây dù hoặc dây chuối đánh lại, có độ dẻo và chắc chắn khi cọ sát với thân dừa. Người hái dừa, miệng ngậm lưỡi dao, đôi chân như những con sâu đo dùng lực tay bắm chặt vào cây đồng thời chân nhấc bám theo cứ vậy lên đến ngọn dừa.


tao-thiet-bi-leo-cay-cho-dan-xu-dua-1
Anh Nguyễn Văn Hưng với bộ dụng cụ leo dừa dạng đứng. Ảnh TL

Trèo dừa là công việc nhìn thì đơn giản nhưng đòi hỏi người leo phải có sức khoẻ dẻo dai, không sợ độ cao. Leo cao chênh vênh là vậy nhưng lại không chỗ bám víu, không dây bảo hộ, rủi ro gặp mưa trượt chân, tàu dừa mục thì chỉ có phi thân xuống đất.

Đặc biệt, việc thu hái dừa hầu hết các hộ nông dân đều phụ thuộc vào vào thương lái vì họ có đội quân chuyên trèo. Chính vì vậy, các nông dân không chủ động trong khâu chăm sóc và thu hoạch, còn bị thương lái ép giá.

"Ở nhà tôi cũng có những cây dừa cao hơn 20m, chi chít trái nhưng không thể hái xuống được, bắc thang cũng không tới, đành đợi dừa rụng. Nhà có dừa nhưng muốn uống đều phải mua, vì không có cách nào hái được, thuê thợ hái thì bằng tiền mua dừa về dùng. Đau đáu trong lòng về những khó khăn của người dân xứ dừa, với ý định tự mình chinh phục được dừa trong vườn cây của gia đình. Chính vì vậy, tôi bắt đầu tìm hiểu cách làm, bắt đầu ý tưởng thiết kế dụng cụ hỗ trợ leo dừa trên tiêu chí an toàn, sử dụng dễ dàng, và đặc biệt là ai cũng có thể sử dụng được” – anh Hưng cho biết.

Vừa làm, vừa thử nghiệm ngay tại nhà mình đến cuối năm 2012, thiết bị leo dừa kiểu ngồi phiên bản đầu tiên được đưa vào sử dụng. Đồng thời, anh Hưng làm thêm 10 bộ gửi các nhà vườn có dừa ở Đồng Nai sử dụng thử nghiệm. Kết quả là thiết bị đã giải quyết được vấn đề an toàn, dễ sử dụng với mọi người, tuy nhiên tốc độ leo dừa cần phải cải tiến. Đó là bước khởi đầu thành công, anh Hưng lại tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu để khắc phục nhược điểm của dụng cụ leo dừa. Đầu năm 2013, anh Hưng đã hoàn thiện bộ ngồi, đồng thời thiết kế thành công thiết bị leo dừa dạng đứng có tốc độ trèo nhanh hơn.

Tiếng lành "đồn xa”

Thiết bị leo dừa do anh Hưng chế tạo đã nhanh chóng được bà con nông dân ở Đồng Nai mua về sử dụng. Tiếng lành đồn xa, từ năm 2013 đến nay, anh Hưng đã sản xuất và đưa vào sử dụng hơn 15 nghìn bộ dụng cụ leo dừa cho hộ nông dân ở nhiều địa phương, nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre, Bình Định, Kiên Giang, Tiền Giang, Phú Yên….

Thiết bị leo dừa dạng ngồi: Sử dụng nguyên lý của sâu đo, thiết bị bao gồm 2 khung đỡ, khung đỡ thứ nhất có ghế tựa và giá dựa, đây là khung đỡ chịu lực chính, khung đỡ thứ 2 có kết cấu tương tự khung đỡ thứ nhất, dùng đòn bẩy, lực ma sát và sức rướn của cơ chân để nâng dần cơ thể lên cao theo dọc thân cây dừa. Khi khung thứ nhất đi lên, khung thứ 2 đứng lại, sau đó khung thứ nhất đứng lại, khung thứ 2 nhích lên, tiếp tục như vậy sẽ đi đến đỉnh ngọn dừa. Nhờ giá đỡ và ghế dựa ở khung đỡ thứ nhất, sẽ làm cho người leo dừa cảm giác thoải mái như ngồi lên ghế, và thực hiện thao tác dễ dàng.

Thiết bị leo dừa kiểu đứng: Thiết bị bao gồm 2 khung đỡ, khung đỡ chân bên trái và khung đỡ chân bên phải, Thiết bị này hoạt động giống như người đi bộ lên cầu thang. Khi sử dụng, bước một chân lên trước làm trụ, chân còn lại bước theo. Sức nặng của cơ thể tì và đè lên bàn đạp, làm bàn đạp di trượt theo khung đỡ, đồng thời kéo sợi cáp siết chặt vào thân cây, khi nhấc chân lên di chuyển, cáp sẽ buông lỏng thân cây, và cứ thế, 1 chân trụ, 1 chân nhấc lên, hoán đổi liên tục giống động tác đi bộ lên cầu thang, người leo sẽ từ từ lên tới ngọn cây.

Với giá thành 700 nghìn/bộ ngồi, 1,2 triệu đồng/bộ đứng, thời gian sử dụng ít nhất 4 năm tùy thuộc vào bảo quản. Anh Hưng đã giúp nhà nông tiết kiệm từ 20-30 nghìn/cây/lần thu hoạch tiền thuê nhân công hái dừa, vệ sinh. Đồng thời giúp nông dân có thể chủ động chăm sóc và thu hoạch dừa và thỏa thuận giá bán với thương lái.


tao-thiet-bi-leo-cay-cho-dan-xu-dua-2
Anh Nguyễn Văn Hưng tại xưởng cơ khí của gia đình. Ảnh TL

Hiện nay, trung bình mỗi tháng xưởng của anh Hưng cung cấp ra thị trường từ 200-300 bộ thiết bị. Xưởng gia công cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập 12-20 triệu đồng/tháng.

Với những việc làm, đóng góp giúp ích cho nhiều nông dân với sản phẩm dụng cụ leo dừa, anh Nguyễn Văn Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy khen. Nhưng theo anh Hưng "giải thưởng lớn nhất đối với tôi đó chính là được hàng ngàn hộ nông dân từ Bắc tới Nam trên cả nước tin tưởng và sử dụng, ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung dùng để leo dừa, miền Bắc để trèo cây cau hoặc cây rừng. Ngoài ra, bộ dụng cụ đó còn được anh cải tiến để leo các loại cây, loại cột khác nhau cung cấp cho việc câu mắc điện, resort, các sân Gold, các khu nghỉ dưỡng của Vingroup, Tập đoàn Vietel….”- anh Hưng chia sẻ thêm.

Sản phẩm của anh Hưng không chỉ cung cấp ở thị trường trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài được nông dân các nước Canada, Mỹ, Úc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar… tìm mua và sử dụng.

Anh Nguyễn Văn Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen,giấy khen của tỉnh Đoàn, UBND tỉnh Đồng Nai; được Tuyên dương nhà khoa học điển hình tại Hội thảo khoa học "Giải pháp liên kết hoạt động Khoa học và Công nghệ vùng Đông Nam bộ năm 2018”; được Hội NDVN tôn vinh là "Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020.


Theo Tuệ Anh/ Làng Mới


Tags Đồng Nai dụng cụ leo dừa thu hoạch dừa an toàn

Các tin khác

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Tự động hóa (Automation) đã mở ra những cơ hội mới để cải thiện công tác thu gom vận chuyển xử lý rác thải. Các công nghệ này có thể áp dụng trong nhiều giai đoạn, từ thu thập dữ liệu về lượng rác thải, xác định chất lượng và loại rác thải, và cải thiện quy trình xử lý rác thải… Đổi mới sáng tạo trong quản lý rác thải có thể giúp tăng khả năng tái chế rác thải và giảm lượng rác thải đưa vào các bãi rác, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tái chế hóa học là một công nghệ mới đầy hứa hẹn liên quan đến việc phân hủy nhựa thành các dạng nguyên liệu thô thứ cấp, sau đó có thể được sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Cách tiếp cận này mang lại một số lợi thế so với tái chế cơ học truyền thống, vốn bị hạn chế về loại nhựa mà nó có thể xử lý và thường tạo ra các vật liệu tái chế có chất lượng thấp. Chuyên trang Quản lý môi trường giới thiệu loạt bài viết về chủ đề nói trên.

Tái chế hóa học là một công nghệ mới đầy hứa hẹn liên quan đến việc phân hủy nhựa thành các dạng nguyên liệu thô thứ cấp, sau đó có thể được sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Cách tiếp cận này mang lại một số lợi thế so với tái chế cơ học truyền thống, vốn bị hạn chế về loại nhựa mà nó có thể xử lý và thường tạo ra các vật liệu tái chế có chất lượng thấp. Chuyên trang Quản lý môi trường giới thiệu loạt bài viết về chủ đề nói trên.

Một công nghệ mới do Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Los Alamos và Honeywell, một công ty chuyên về công nghệ hàng không, phát triển sẽ cung cấp thông tin về môi trường khí quyển cho ngành công nghiệp hàng không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục