QLMT - Các nước G20 chiếm 80% lượng khí thải từ ngành điện trên thế giới, với lượng CO2 bình quân đầu người từ điện than trong năm ngoái là 1,6 tấn, tăng so với mức 1,5 tấn ghi nhận năm 2015.
Ngày 5/9, tổ chức tư vấn năng lượng Ember của Anh công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lượng khí thải bình quân đầu người do sử dụng điện than ở Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tăng gần 7% trong giai đoạn từ năm 2015-2022.
Theo Ember, các nước G20 chiếm 80% lượng khí thải từ ngành điện trên thế giới, với lượng CO2 bình quân đầu người từ điện than trong năm ngoái là 1,6 tấn, tăng so với mức 1,5 tấn ghi nhận năm 2015 và cao hơn nhiều so với mức 1,1 tấn trung bình toàn cầu.
Khói thải bốc lên từ nhà máy năng lượng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP
Kết quả nghiên cứu của Ember cho thấy Trung Quốc, nước tiêu thụ than đá và phát thải CO2 lớn nhất thế giới, ghi nhận mức phát thải bình quân đầu người trong năm ngoái là 3,1 tấn, tăng 30% so với mức của năm 2015 dù đã bổ sung thêm 670 GW năng lượng tái tạo trong giai đoạn này. Trung Quốc cam kết bắt đầu giảm tiêu thụ than đá nhưng phải từ giai đoạn 2026-2030. Theo một nghiên cứu gần đây, Trung Quốc đã tiếp tục phát triển các nhà máy điện than mới với 243 GW điện than được phê duyệt hoặc đang được xây dựng, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cả nước Đức.
Trong cùng thời gian trên, Ấn Độ cũng ghi nhận lượng khí thải bình quân đầu người từ việc sử dụng than đá tăng 29%, lên 0,8 tấn. Một trong những tác giả thực hiện báo cáo của Ember, chuyên gia Dave Jones, cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ thường trong danh sách những nước sản xuất điện than gây ô nhiễm nhất thế giới nhưng khi tính đến mật độ dân số thì Hàn Quốc và Australia lại là những quốc gia gây ô nhiễm nhất trong năm 2022.
Kể từ năm 2015, Australia đã cắt giảm hơn 25% lượng khí thải bình quân đầu người từ sử dụng than đá nhưng vẫn ở mức cao hơn 4 tấn/người. Lượng khí thải của Hàn Quốc cũng giảm gần 10%, xuống 3,3 tấn/người nhưng vẫn ở mức cao thứ hai trong G20.
THIÊN BẢO (T/h)
Tags
khí thải CO2
các nước G20
CO2
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.