Ô nhiễm trái đất và mối đe doạ tới sức khỏe con người từ thuốc lá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/4/2023 | 3:33:31 PM

QLMT - Để sản xuất ra thuốc lá, hàng tỷ cây xanh đã bị đốn hạ, không khí trở nên ô nhiễm vi chất độc. Để trồng cây thuốc lá, môi trường đất và nước đều bị nhiễm chất độc hóa học. Và sau khi sử dụng, chúng trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người

Cây thuốc lá là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc lá, trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Hút thuốc lá gây nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản, da và mắt; làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau và tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân...Đặt biệt trong tình hình đại dịch COVID-19 lây lan diện rộng như hiện nay thì hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ.

Thuốc lá gây thoái hóa đất

Theo WHO, việc trồng trọt và sản xuất thuốc lá. Mỗi năm, khoảng 3,5 triệu ha đất bị phá để trồng thuốc lá. Ở Việt Nam được xếp ở hạng trung bình với khoảng 1,4% diện tích rừng bị phá mỗi năm để sản xuất thuốc lá.

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng cây thuốc lá là loài cây rất ưa nước nên thường được trồng ở nơi có nguồn nước tưới dồi dào như vùng trũng, gần ao hồ sông, suối... Tuy nhiên, cây thuốc lá thường làm thoái hóa đất trồng, cạn kiệt chất dinh dưỡng làm mất đi độ phì nhiêu của đất, đất trở nên bạc màu cằn cỗi dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh. Thực tế từ những người trồng cây thuốc lá cho biết, họ chỉ trồng thuốc lá trên một mảnh đất được khoảng 3-4 vụ, sau đó thì không thể trồng được nữa vì cây thường dễ bị sâu bệnh, còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng từ trong đất. Dù đất được bón phân hay chăm sóc tích cực cũng chỉ cầm cự một thời gian, bởi càng trồng thì đất bị thối hoá ngày càng nghiêm trọng hơn và sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các loài cây khác.

Thuốc lá gây khai thác và tàn phá rừng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá; ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá.

Một người dân có lò sấy thuốc lá cho biết để sấy khô 3.000 ha cây thuốc lá cần hơn 33.600 m3 củi, một con số dễ khiến bất cứ ai cũng phải giật mình trước mức độ "phá rừng” của cây thuốc lá. Củi sấy thuốc lá thông thường phải đảm bảo được nhiều tiêu chí: Độ lớn, độ chắc, đốt đượm lửa và tiêu hao ít mới "trụ” nổi với 6-7 ngày ròng rã để cho ra sản phẩm thuốc lá có màu vàng đẹp mắt, điều này đồng nghĩa với việc những loại củi gỗ thông thường sẽ không đáp ứng được và cũng không đủ để đáp ứng. Đối với người trồng thuốc lá, củi rừng luôn là lựa chọn số 1 bởi độ chắc, đượm lửa chính vì thế dẫn đến tình trạng khai thác rừng một cách tận thu, bừa bãi để có đủ nguồn củi sử dụng sấy lượng lớn thuốc lá …. Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng và hỏa hoạn lớn dẫn đến thảm họa cuộc sống con người và môi trường sinh thái các loài sinh vật.

Thuốc lá gây ô nhiễm nguồn nước

Ước tính mỗi năm, con người sử dụng 22 tỷ tấn nước sản xuất và chế biến thuốc lá; người hút thuốc lá có thể thải ra ngoài môi trường tới 4.500 tỷ đầu lọc và tàn thuốc lá; thêm nữa là con người vứt các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng khắp mọi nơi; ngay cả khi những người hút thuốc vứt thuốc lá bằng cách xả chúng trong nhà vệ sinh, cống thoát nước; khi mưa xuống, chúng bị cuốn trôi ra sông rồi ra biển ngấm vào đất và nước gây ô nhiễm nguồn nước.

Các vật liệu trong bộ lọc thuốc lá sẽ gây nguy hiểm đối với nhiều động vật thủy sinh. Các động vật như cá và rùa thường nhầm lẫn tàn thuốc với thức ăn của chúng, dẫn đến sự tích tụ làm tắc nghẽn đường tiêu hóa dẫn đến cái chết đau đớn ngay cả khi chúng đói vì không thể tiêu thụ được thức ăn. Bởi vì, nhựa được sử dụng trong các bộ lọc thuốc lá phải mất ít nhất cả thập kỷ để phân hủy, ngay cả khi mọi người dừng hút thuốc từ hôm nay thì vẫn sẽ có nhiều cái chết thương tâm xảy ra trong những năm tới.

Thuốc lá ô nhiễm không khí và môi trường tự nhiên

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. WHO khẳng định thuốc lá là mối hiểm họa với sức khỏe môi trường và là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. Khoảng 4.500 tỷ đầu mẩu thuốc lá (tương đương 766.571 tấn) bị thải ra môi trường mỗi năm. Lượng rác thải này thường phơi nhiễm trong môi trường, trên đường phố, lối đi bộ và các khu vực công cộng, trôi ra cống và cuối cùng làm ô nhiễm sông hồ, bờ biển và đại dương. Các sản phẩm như thuốc lá điếu, thuốc lá không khói và thuốc lá điện tử có chứa vi nhựa cũng làm tăng ô nhiễm nhựa.

Một nghiên cứu cho thấy ngành công nghiệp thuốc lá cùng với cháy rừng hằng năm thải ra 84 triệu tấn khí CO2 trong bầu không khí và thải ra lượng khí độc hại cao gấp 10 lần so với các loại nhiên liệu, tương đương với 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm, góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu và gây hiệu ứng nhà kính cho trái đất. Chưa kể hơn 7.000 chất hóa học tạo ra khi hút thuốc.

Vì những lẽ đó, chung tay xây dựng môi trường không khói thuốc lá là biện pháp không chỉ để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà còn để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất.

An Na

Tags Ô nhiễm trái đất Mối đe doạ sức khoẻ Thuốc lá

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục