QLMT - Ở Việt Nam, môi trường đất đang có dấu hiệu ô nhiễm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Hàm lượng kim loại (Cu, Pb, Zn) trong các mẫu đất sử dụng nước tưới của sông Nhuệ có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu.
Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, môi trường đất đang có dấu hiệu ô nhiễm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Hàm lượng kim loại (Cu, Pb, Zn) trong các mẫu đất sử dụng nước tưới của sông Nhuệ có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu. Hàm lượng đồng (Cu) và kẽm (Zn) đo được tại một số điểm lấy mẫu đất đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép – QCVN 03:2008/BTNMT. Đất ở khu bãi thải mới của làng Hích, Thái Nguyên có hàm lượng chì và cadimi cao hơn tiêu chuẩn; đất ở làng nghề đúc nhôm, đồng tại Văn Môn – Yên Phong - Bắc Ninh hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp của làng nghề này khá cao: trung bình hàm lượng Cd là 1 mg/kg ; Cu là 41,4 mg/kg; Pb là 39,7 mg/kg và Zn là 100,3 mg/kg. Đất nông nghiệp của huyện Văn Lâm - Hưng Yên được cảnh báo nguy cơ ô nhiễm đồng , kēm .
Phân loại đất bị ô nhiễm kim loại
Đất ô nhiễm nặng là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích trong Bảng 1, hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 2, có hiệu suất sinh học thấp do tác động của nhiễm bẩn hóa chất, các tính chất cơ lý, hóa, sinh của đất bị biến đổi đáng kể và hàm lượng các hóa chất trong nông sản từ đất đó vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định hiện hành.
Đất bị ô nhiễm trung bình là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích như nêu trong Bảng 1; hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 2 và chưa quan sát thấy có những biến đổi đáng kể về tính chất cơ, lý, hóa, sinh của đất.
Đất bị ô nhiễm nhẹ là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích như nêu trong Bảng 1, hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 2, hoặc cao hơn nền tự nhiên của vùng đất.
Minh Phan (T/h)
Tags
ô nhiễm kim loại nặng
đất nhiễm kim loại nặng
Việt Nam
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.