Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống quản lý chất thải

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/12/2023 | 2:15:44 PM

QLMT - Chiều 20/12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.


Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 60.000 tấn/ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi ngày có từ 7.000-9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10-16%/năm. Về vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hiện có trên 70% lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và chỉ có 15% trong đó được chôn lấp hợp vệ sinh.

Vấn đề xử lý nước rỉ rác là một việc rất phức tạp và tốn kém. Đặc biệt, công nghệ chôn lấp hiện tại vẫn chưa thu gom được khí mêtan-một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Trước những khó khăn thách thức này, các giải pháp như phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế chất thải rắn sinh hoạt, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải cần được tăng cường áp dụng.

Theo TS. Lê Công Lương – Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ xử lý chất thải là phát triển công nghiệp chế biến chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, khuyến khích đầu tư và phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách và tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt. Điều này tạo ra nguồn cung mới cho các nguyên liệu tái chế và giúp giảm tải lên môi trường.

Đồng thời, cần xây dựng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải để tối ưu hoá quá trình xử lý và tái chế. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như xử lý sinh học, xử lý nhiệt, biến chất thải thành năng lượng.

Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn hiệu quả, ông Trần Đình Long – Viện trưởng Viện môi trường và nông nghiệp ECO kiến nghị các Bộ ngành có liên quan rà soát tổng hợp đánh giá các công nghệ điển hình đang hoạt để tìm ra những công nghệ phù hợp nhất, với những tiêu chí đánh giá cụ thể như tái chế được nhiều tài nguyên nhất, phát thải ít nhất, chi phí vận hành và chi phí đầu tư thấp nhất.

Cùng quan điểm trên, TS Lê Công Lương đề xuất cần hoàn thiện hoạt động thẩm định công nghệ các dự án đầu tư liên quan đến xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời cơ quan quản lý cần kịp thời ban hành, hoàn thiện cơ chế khuyến khích đủ hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt gắn liền với các dự án đầu tư, nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ có quy mô lớn. Ngoài ra, cần bổ sung chính sách về đơn giá xử lý rác/mua điện từ dự án điện rác cho từng loại hình công nghệ khác nhau, cơ chế miễn giảm thuế, hỗ trợ/giảm lãi suất.

MINH TUẤN

Tags khoa học công nghệ quản lý chất thải hội thảo

Các tin khác

Đó là chủ đề của Hội thảo do Báo Xây dựng phối hợp với Liên minh Hỗ trợ công nghiệp Việt Nam Visa tổ chức chiều 22/12, tại Hà Nội dưới sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Ngày 22/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Xây dựng. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Sinh, Bùi Hồng Minh, Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

Ngày 16/12, Tổng cục Biển và Hải đảo phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội thảo thường niên Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”.

Những thách thức toàn cầu hiện nay đang khiến tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trên thế giới trở nên chậm chạp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã cam kết đưa ra những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy SDGs.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục