Cần quản lý các tấm quang năng điện mặt trời thải bỏ theo hướng bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 9:10:46 AM

QLMT - Ngày 27/11/2023, tại Hà Nội, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp – Bộ Công Thương đã tổ chức thành công hội thảo "Giải pháp quản lý các tấm quang năng thải bỏ tại các cơ sở sản xuất điện mặt trời".

Sự kiện đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các địa phương, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, tập trung vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý, tái chế các tấm quang năng sau khi hết giá trị sử dụng.


Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp nhấn mạnh rằng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là hướng đi quan trọng để chuyển đổi năng lượng bền vững và đáp ứng cam kết giảm phát thải của Chính phủ tại Hội nghị COP 26. Việc quản lý tấm quang năng thải bỏ đang là một thách thức và yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ từ cộng đồng. 

Theo phát biểu của Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, mặc dù lượng tấm quang năng thải bỏ hiện tại còn thấp, nhưng dự báo cho thấy sẽ có sự tăng đột biến trong giai đoạn 2021-2045, đặt ra nhiều thách thức đối với quản lý và xử lý chúng. Việc phân tích hiện trạng và thiết lập chính sách pháp luật là cực kỳ quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Trong Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2020), Bộ Công Thương xác định việc đánh giá tác động tới môi trường, xã hội của các dự án năng lượng nói chung và dự án điện mặt trời nói riêng là một nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện.
---------------------
Thực tế, mặc dù hiện nay việc phát sinh các tấm quang năng thải bỏ còn thấp. Tuy nhiên, theo dự báo sơ bộ cho thấy khối lượng các tấm quang năng này tích lũy trong giai đoạn từ 2021 - 2030 là khoảng 118 nghìn tấn, và giai đoạn 2031 - 2045 là khoảng 686 nghìn tấn và có thể thay đổi nhiều theo thực tế phát triển các dự án điện mặt trời trong thời gian tới. 
------------------------
Do vậy, theo bà Đỗ Phương Dung việc phân tích, đánh giá hiện trạng và hệ thống chính sách pháp luật hiện hành và giải pháp quản lý, xử lý, tái chế các tấm quang năng là vô cùng cần thiết nhằm có các giải pháp phù hợp trong thời gian tới, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững.

Tại hội thảo, Viện Năng lượng - Bộ Công Thương đã phân tích chi tiết về quản lý pin mặt trời hết niên hạn. Các khuyến nghị từ viện bao gồm việc sử dụng thuật ngữ "phế thải điện tử" thay vì "rác" để thể hiện khả năng tái sử dụng và tuần hoàn. Đồng thời, viện cũng đề xuất tích hợp thực hành tốt vào nền kinh tế tuần hoàn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng.

Hội thảo đã kết luận với các khuyến nghị quan trọng, bao gồm phân loại chất thải, tuân thủ quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, hạn chế chôn lấp và đốt chất thải, cũng như khuyến khích phát triển công nghệ tái chế. Những đề xuất này sẽ là cơ sở cho Cục An toàn Môi trường trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để đáp ứng thực tế và đảm bảo phát triển bền vững.
------------------
Các nghiên cứu từ Viện Năng lượng chỉ ra trong lĩnh vực này nên tích hợp thực hành tốt chất thải điện tử vào nền kinh tế tuần hoàn với các cam kết của các bên liên quan như: Doanh nghiệp, Chính phủ, Người dân; không chỉ đơn thuần quản lý vấn đề chất thải điện tử, sự bền vững đòi hỏi phải ngăn chặn nó ngay từ đầu. Trong đó ưu tiên tái sử dụng Quản lý các thành phần nguy hại trong sản phẩm Loại bỏ các kỹ thuật chế biến nguy hại; Bảo vệ hành tinh Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ người lao động và cộng đồng; Toàn bộ vòng đời chứ không chỉ đến hết niên hạn sử dụng…
---------------------
Hội thảo đã mở ra một diễn đàn quan trọng, tạo cơ hội cho sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thảo luận về giải pháp quản lý tấm quang năng thải bỏ, hướng dẫn tận dụng một cách hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo và đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế sẽ diễn ra một cách bền vững trong tương lai.

LÂM HÀ

Tags tấm quang năng điện mặt trời Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp Viện Năng lượng Bộ Công Thương

Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Sáng ngày 4/9/2024, Tạp chí Công Thương đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành công thương".

Để đối phó với biến đổi khí hậu, hydrogen đang nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn và tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết để loại năng lượng này được phát triển xứng tầm.

Triển lãm quốc tế lớn nhất ngành nước Vietwater 2024 – Mang đến nhiều giải pháp cho thách thức ngành nước tại Việt Nam

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục