Đề xuất giải pháp hạn chế các tai biến thiên nhiên

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/9/2023 | 8:49:21 AM

QLMT - Chỉ trong tháng 7 và 8 năm 2023, hàng loạt các vụ trượt lở, sạt trượt, nứt đất đã xảy ra tại Tây Nguyên. Tại ĐBSCL, từ nhiều năm qua, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển đang diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô.


Hiện trường vụ sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) vào cuối tháng 7-2023 - Ảnh: Tuổi trẻ

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo "Đánh giá tình hình thiên tai khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và lãnh thổ Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại” vừa qua.

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia thuộc các vụ chuyên môn trực thuộc Bộ KHCN và các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cùng tham dự và thảo luận về các vấn đề liên quan đến nội dung hội thảo.

Trước tình hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, các nhà quản lý, nahf khoa học đã đưa ra một số kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách cần thực hiện trong thời gian tới như:

- Tăng cường các biện pháp xử lý các vị trí trượt lở, sạt lở, nứt đất để giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

- Chú trọng tới các giải pháp kỹ thuật công nghệ giám sát, cảnh báo sớm tai biến trượt lở, sạt lở, nứt đất theo diện và theo điểm.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các ban ngành của địa phương với các tổ chức khoa học trong nghiên cứu nhận diện và xử lý các tai biến.

- Cần có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nghiên cứu thiên tai. Việc tổ chức thực hiện các nghiên cứu thiên tai cần theo cách tiếp cận từ khái quát đến chi tiết, từ quy mô quốc gia, đến vùng – miền, cấp huyện, khu dân cư, công trình với các cách tiếp cận, hệ phương pháp và mục tiêu khác nhau tương ứng với từng quy mô.

- Cần có sự đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ đối với các tai biến thiên tai, sớm có các nhiệm vụ/nghiên cứu phối hợp liên ngành, chuyên sâu và toàn diện về các tai biến thiên thai.

- Đưa các ứng dụng công nghệ vũ trụ, công nghệ giám sát mới vào nghiên cứu,…

TÙNG LÂM

Tags Đề xuất giải pháp tai biến thiên nhiên hội thảo trượt lở sạt trượt nứt đất sạt lở bờ sông xói lở bờ biển

Các tin khác

Đến nay, các thành phần của hạ tầng xanh chưa được đề cập một cách hệ thống, hệ thống lý luận về vấn đề này cũng chỉ mới ở bước khởi đầu. Do đó cần tăng cường hoàn thiện khung khổ pháp lý để phát triển lĩnh vực hạ tầng xanh nói chung, chiếu sáng xanh nói riêng.

Đó là chủ đề của Hội thảo do Báo Xây dựng phối hợp với Liên minh Hỗ trợ công nghiệp Việt Nam Visa tổ chức chiều 22/12, tại Hà Nội dưới sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Ngày 22/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Xây dựng. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Sinh, Bùi Hồng Minh, Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

Chiều 20/12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục