Tọa đàm Triển vọng kinh tế và tài chính khí hậu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/7/2023 | 8:40:32 AM

QLMT - Chiều 21/7, Ngân hàng Nhà nước phối hợp trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức Hội nghị nữ lãnh đạo khối kinh tế và Tọa đàm triển vọng kinh tế và tài chính khí hậu.

Toạ đàm là một hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm của bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Dự Hội nghị có bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh; PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội; các vị nữ lãnh đạo của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo các trường, tổ chức, viện nghiên cứu cùng các cán bộ, sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.


Hội nghị là một hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm của bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những trọng tâm ưu tiên của mọi quyết định phát triển trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, đứng trước những thách thức do biến đổi khí hậu gây nên như bão lũ, sạt lở, nước biển dâng, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long… chính phủ Việt Nam với quan điểm không đánh đổi kinh tế lấy môi trường đã có những chính sách để thích ứng như các cam kết mạnh mẽ tại COP26; phê duyệt quy hoạch điện VIII để chuyển đổi năng lượng; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp; Việt Nam trở thành nước thứ ba trên thế giới thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các đối tác quốc tế…

Việt Nam đã xác định chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu là trách nhiệm, đồng thời là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi mô hình phát triển nhằm mang lại lợi ích tổng thể và lâu dài cho đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhu cầu tài chính của Việt Nam là rất lớn. Bộ trưởng thông tin, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2040 để ứng phó với biến đổi khí hậu, xấp xỉ 6,8% GDP hằng năm, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến cân đối khoảng 130 tỷ USD, còn lại huy động từ khối tư nhân và cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn Hoa Kỳ nói chung cũng như bà Janet Yellen trên vai trò là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trao đổi với các đối tác, các định chế tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới tăng trưởng phát thải các-bon thấp, tiến tới trung hòa các-bon.


Các đại biểu tham dự toạ đàm chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu tại toạ đàm, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong kinh tế thương mại và trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp xúc với nhiều đại biểu là lãnh đạo nữ tại Hội nghị, Bà Janet Yellen đánh giá cao việc trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ, đặc biệt là trong ngành kinh tế hay tài chính những lãnh đạo nữ đang ngày càng nhiều và thể hiện được năng lực của mình.

Theo bà Janet Yellen, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không chỉ của Hoa Kỳ mà của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam với cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng "0” (Net zezo) vào năm 2050, đặc biệt là Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… Theo bà Janet Yellen, Hoa Kỳ ủng hộ JETP sẽ huy động 15,5 tỷ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam.

Hoa Kỳ cũng như Việt Nam sẽ rất quyết tâm thực hiện các chương trình vì mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và Chính phủ Hoa Kỳ luôn đồng hành với Việt Nam trong quá trình đàm phán JETP và hỗ trợ Việt Nam triển khai các cam kết quốc tế.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, bên cạnh đưa ra các chính sách hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân thì với việc sẽ có một nguồn tài chính lớn của các đối tác quốc tế cho biến đổi khí hậu, ngân hàng nhà nước sẽ có hướng dẫn phù hợp với phát triển bền vững, đồng thời hợp tác và chia sẻ với các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác trong khu vực cũng như quốc tế để có giải pháp tốt nhất.

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, biến đổi khí hậu có tính chất toàn cầu hiện nay, do đó phải có giải pháp toàn cầu phù hợp trong đó có sự hợp tác toàn diện giữa các chính phủ, các tổ chức, các trường đào tạo, viện nghiên cứu.

MINH ANH

Tags toạ đàm tài chính khí hậu Bộ TN&MT Bộ Tài chính Hoa Kỳ

Các tin khác

Với nỗ lực từ nhiều bên, thị trường công trình xanh đã bước đầu ghi nhận những bước tiến lớn trong việc chuyển dịch dòng vốn hướng đến các công trình xanh.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8) được tổ chức trong bối cảnh cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho Cao Bằng và hàng loạt địa phương trên cả nước cùng nhiều quốc gia lân cận, tuy nhiên, hàng trăm đại biểu vẫn tới tham dự và chia sẻ tại 6 phiên hội thảo chuyên đề về một số giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

9 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vừa được Hà Nội quy định rõ, trong đó có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện và điều kiện về giao thông.

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 93/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục