Việt Nam sẽ loại trừ 80% các chất HFC vào năm 2045

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/7/2023 | 9:30:11 AM

QLMT - Theo Nghị quyết số 64/NQ-CP của Chính Phủ ngày 04/9/2019 phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali về quản lý các chất HFC thuộc Nghị định thư Montreal, Việt Nam sẽ loại trừ 80% các chất HFC vào năm 2045.


Ảnh minh hoạ. ITN

Theo Nghị quyết, các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024, không gia tăng lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2024-2028 so với mức tiêu thụ trung bình (của 03 năm 2020, 2021 và 2022); giảm 10% trong giai đoạn 2029-2034; giảm 30% trong giai đoạn 2035-2039; giảm 50% trong giai đoạn 2040-2044; và giảm 80% từ năm 2045.

Thực hiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao là cơ quan đầu mối quốc gia triển khai thực hiện. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong quản lý, kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được sử dụng chủ yếu trong sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch hàng xuất khẩu.

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HFC giai đoạn I và các chất HCFC giai đoạn III của Việt Nam ngày 18/7 vừa qua, ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Các chất HCFC đã được quản lý, loại trừ trải qua 2 giai đoạn của Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam (Dự án HPMP), do Quỹ đa phương tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới. Việt Nam sẽ tuân thủ lộ trình và dừng nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal của Việt Nam để trình Thủ tướng trong tháng 9/2023.

Ông Ashraf El-Arini - Quản lý Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II (Ngân hàng Thế giới) nhận định: Lộ trình hướng tới tuân thủ các mục tiêu loại trừ HFC giai đoạn 2024-2045 sẽ giúp Việt Nam tránh phát thải 10.974 triệu tCO2tđ/năm vào năm 2045 và đóng góp vào các mục tiêu khí hậu quốc gia. Nỗ lực quản lý mức tiêu thụ HFC cũng đồng thời thúc đẩy các hành động phát triển các-bon thấp.

BẢO NGỌC

Tags các chất HFC Nghị định thư Montreal bảo vệ tầng ô-dôn

Các tin khác

Với nỗ lực từ nhiều bên, thị trường công trình xanh đã bước đầu ghi nhận những bước tiến lớn trong việc chuyển dịch dòng vốn hướng đến các công trình xanh.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8) được tổ chức trong bối cảnh cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho Cao Bằng và hàng loạt địa phương trên cả nước cùng nhiều quốc gia lân cận, tuy nhiên, hàng trăm đại biểu vẫn tới tham dự và chia sẻ tại 6 phiên hội thảo chuyên đề về một số giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

9 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vừa được Hà Nội quy định rõ, trong đó có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện và điều kiện về giao thông.

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 93/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục