Khai mạc Hội nghị tham vấn Hiệp ước Nam Cực lần thứ 45 tại Phần Lan

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/5/2023 | 3:24:32 PM

QLMT - Ngày 31/5, Hội nghị tham vấn Hiệp ước Nam Cực (ATCM) lần thứ 45 đã khai mạc tại Helsinki, Phần Lan, với sự tham gia của khoảng 400 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Cực.

Chương trình nghị sự tập trung thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu đối với Nam Cực và lĩnh vực du lịch của Nam Cực.

ATCM là cơ chế ra quyết định thường niên được thành lập theo Hiệp ước Nam Cực. Đây là hội nghị đa phương, liên chính phủ quan trọng về quản trị quốc tế ở Nam Cực.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Tại phiên khai mạc ATCM lần thứ 45, bà Johanna Sumovuori - một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Phần Lan, khẳng định Hiệp ước Nam Cực đã cho thấy sức mạnh của một hiệp ước vì hòa bình và hợp tác.

Bà Sumovuori cho biết: "Hiệp ước đảm bảo bảo vệ môi trường cho toàn lục địa (Nam Cực) và cống hiến cho nghiên cứu khoa học.” Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống Nam Cực và đảm bảo Nam Cực vẫn là lục địa hòa bình, nơi hợp tác quốc tế có thể phát triển mạnh.

Bà Sumovuori cũng lưu ý mặc dù Bắc Cực và Nam Cực rất khác nhau nhưng có nhiều yếu tố chung. Biến đổi khí hậu cho thấy rõ nhất với tác động mạnh mẽ hơn tại hai khu vực cực của Trái Đất. Tuy nhiên, tác động không chỉ giới hạn ở các khu vực này, vì mực nước biển dâng cao do băng tan có ảnh hưởng đến toàn cầu.

Hiệp ước Nam Cực được 12 nước ký kết tại Washington, Mỹ, ngày 1/12/1959 và có hiệu lực năm 1961. Tổng số thành viên tham gia Hiệp ước hiện nay là 56 nước.

Thiên Bảo (T/h)

Tags Khai mạc Hội nghị tham vấn Hiệp ước Nam Cực Phần Lan

Các tin khác

Trong những năm gần đây, việc thiết lập các khu bảo tồn biển (KBTB) đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm như một giải pháp nhằm phát huy giá trị tài nguyên biển, bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế biển xanh.

Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó, kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu, được các nước coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21.

Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, phát triển công nghệ sạch, tái sử dụng, tái chế chất thải; chất thải phải trở thành nguồn tài nguyên trong nền kinh tế ở cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.

Quy mô dân số Hà Nội hiện đã phá vỡ kỷ lục khi vượt xa gần gấp đôi số liệu hoạch định trong đồ án quy hoạch chung, sớm chạm mức phát triển quy mô dân số đô thị của 20 - 30 năm tới. Điều này kéo theo các hệ quả tiêu quá tải hạ tầng đô thị không thể tránh khỏi với các biểu hiện như kẹt xe, thiếu trường học, và đặc biệt là thiếu nước sinh hoạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục