Liên hợp quốc ấn định thời gian thông qua Hiệp ước Biển khơi

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/4/2023 | 4:02:40 PM

QLMT - Hiệp ước Biển khơi sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở.

Ngày 18/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết ấn định thời gian chính thức thông qua Hiệp ước Biển khơi, văn kiện lịch sử của tổ chức này vào tháng 6 tới.

Văn bản hiệp ước đã được các bên thống nhất vào tháng 3 vừa qua, sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức. Hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế trên toàn thế giới.



Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP

Hiệp ước trước tiên cần được các chuyên gia pháp lý xem xét và chuyển ngữ sang 6 thứ tiếng chính thức của Liên hợp quốc. Cuộc họp thông qua hiệp ước dự định diễn ra trong các ngày 19-20/6.

Sau đó, từng nước thành viên sẽ tiến hành phê chuẩn. Hiệp ước cần được tối thiểu 60 nước phê chuẩn để có hiệu lực áp dụng.

Hiện tại, hầu hết các khu vực biển được bảo vệ đều nằm trong lãnh hải của các nước thành viên Liên hợp quốc. Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở.

Hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ. Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu.

Theo các nhà khoa học, việc bảo vệ biển khơi cũng là bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, vốn đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra oxy cũng như hấp thụ carbon dioxide, góp phần bảo vệ môi trường.

Thực tế hiện nay cho thấy biển và đại dương đang đối mặt các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái đất ấm lên và tình trạng đánh bắt quá mức.

Tags Liên hợp quốc Ấn định thời gian Hiệp ước Biển khơi

Các tin khác

Với nỗ lực từ nhiều bên, thị trường công trình xanh đã bước đầu ghi nhận những bước tiến lớn trong việc chuyển dịch dòng vốn hướng đến các công trình xanh.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8) được tổ chức trong bối cảnh cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho Cao Bằng và hàng loạt địa phương trên cả nước cùng nhiều quốc gia lân cận, tuy nhiên, hàng trăm đại biểu vẫn tới tham dự và chia sẻ tại 6 phiên hội thảo chuyên đề về một số giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

9 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vừa được Hà Nội quy định rõ, trong đó có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện và điều kiện về giao thông.

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 93/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục