Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2022 | 9:26:28 AM

QLMT - Nguyên liệu nào sử dụng để sản xuất giấy? Những lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy. Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy cam kết đạt chuẩn xả thải, an toàn môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy tối ưu chi phí là rất cần thiết. Thực tế tại Việt Nam, không ít nhà máy giấy từng đứng trước thách thức lớn về môi trường vì không đầu tư trang thiết bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy đạt chuẩn hoặc không xử lý nước thải, xả thải trực tiếp ra sông, hồ, biển, dẫn đến gây hại cho môi trường.

Đặc thù là cơ sở sản xuất giấy nên hàm luợng nước thải đầu vào cho trạm xử lý tương đối phức tạp. Vì vậy, để xử lý đạt hiệu quả tốt nhất phải kết hợp các phương pháp cơ học, hoá lý và sinh học.

Do đặc thù là cơ sở sản xuất giấy nên hàm luợng nước thải đầu vào cho trạm xử lý  nước thải sản xuất giấy tương đối phức tạp. Vì vậy, để xử lý đạt hiệu quả tốt nhất phải kết hợp các phương pháp cơ học, hoá lý và sinh học.

Các giải pháp xử lý phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Dự án, không gây tác động phụ tới khu vực lân cận. Việc lựa chọn công nghệ và thiết kế hoàn chỉnh hệ thống phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết sau:

 Hiệu quả kinh tế (chi phí đầu tư và vận hành hợp lý).

– Phù hợp với kiến trúc cảnh quan tổng thể của toàn khu vực.

– Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn của khu vực.

– Kiểu dáng công nghiệp phù hợp với quy hoạch trung của toàn bộ Dự án.

– Có khả năng xử lý được đa dạng nguồn gây ô nhiễm hữu cơ.

– Hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước đầu ra phải đảm bảo và ổn định

– Đảm bảo tính liên tục.

– Vận hành, bào trì và bảo dưỡng định kỳ đơn giản.

– Thiết bị thay thế sẵn có và phổ biến trên thị trường.

Nguyên liệu nào sử dụng để sản xuất giấy ? Những lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy. Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy cam kết đạt chuẩn xả thải, an toàn môi trường.

Thành phẩm cuối cùng trong ngành sản xuất giấy đó chính là những cuốn sách, cuốn vở đẹp mắt và độc đáo. Nhờ vậy mà nhu cầu sử dụng giấy ở trường học, văn phòng, cơ quan,… được đáp ứng tối ưu. Không thể phủ nhận ngành sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

Bên cạnh những đóng góp to lớn trong nền kinh tế - xã hội, ngành sản xuất giấy gây ra khá nhiều vấn đề bức xúc đối với môi trường, đặc biệt về vấn đề nước thải. Vì thế, nhiều công ty dịch vụ xử lý nước thải sản xuất luôn đón đầu xu hướng trong việc lắp đặt, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy hiện đại, đạt chuẩn và tiết kiệm chi phí tốt nhất.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy - 1
Ngành sản xuất giấy cần được xử lý nước thải an toàn trước khi xả ra môi trường

1. Nguyên liệu và thành phần để sản xuất giấy

Nguyên liệu:

- Gỗ
- Các loài cây khác gỗ như tre, nứa, gai,…
- Các sản phẩm nông nghiệp: rơm, bã mía,…
- Các vật liệu tái sinh: giấy vụ, giấy đã qua sử dụng,…

Thành phần

- Chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây,…

- Dịch đen có nồng độ từ 25 – 35% tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ 70:30 từ quá trình rửa và nấu các chất hữu cơ hòa tan.

- Thành phần hữu cơ: chất nấu, naoh, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, kiềm natrisunfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm.

- Hàm lượng COD từ 22000 – 465000 mg/l, BOD chiếm 40 – 60%. Đây là chất cần lưu ý trong quá trình xử lý nước thải.

- Xơ sợi mịn, bột giấy trạng thái lơ lửng, chất phụ gia gồm nhựa thông, phẩm màu, cao lanh từ quá trình nghiền bột và xeo giấy.

- Chất lơ lửng và chất rơi vãi từ khâu rửa thiết bị, rửa sàn.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy - 2
Nguyên liệu sản xuất giấy

2. Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy

Hố thu gom + song chắn rác: Nước thải trong việc sử dụng sản xuất giấy được gom về hố thu để điều chỉnh nồng độ pH thích hợp. Tại đây, nước thải đi qua song chắn rác nhằm giữ lại các chất thải có kích thước lớn rồi đi qua bể lắng cát giữ lại các tạp chất thô đảm bảo cho hiệu suất xử lý nước thải sản xuất giấy ở giai đoạn sau. Cát sẽ được đem đi phơi phục vụ cho các nhu cầu khác.

Bể điều hòa: Được công ty môi trường Hợp Nhất bố trí để tiếp nhận nước thải để điều hỉnh nồng độ và ổn định lưu lượng dòng nước. Máy thổi khí được trang bị tạo ra quá trình sục khí liên tục trên toàn bộ diện tích của bể giúp các chất rắn bị xáo trộn liên tục, tránh tình trạng lắng cặn gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra máy bơm cũng được trang bị để bơm nước sang địa điểm tiếp theo để tiếp tục xử lý nước thải sản xuất giấy.

Bể phản ứng: Nước được bơm qua bể phản ứng tiếp xúc với hóa chất được bơm định lượng theo hàm lượng nhất định giảm lượng chất rắn lơ lửng. Sau đó, bể lắng I tiếp nhận nguồn nước làm lắng cặn phần bông cặn trong quá trình keo tụ - tạo bông, phần bùn đi qua bể chứa bùn. Nước tiếp tục đi qua bể Aerotank và xảy ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ sự giúp đỡ của vi sinh vật hiếu khí.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy - 2
Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy

Các VSV này sinh trưởng trong điều kiện cung cấp nguồn oxy liên tục nhờ quá trình sục khí thường xuyên để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Vì thế, khi VSV phát triển mạnh tạo thành bông cặn lắng xuống hình thành bùn hoạt tính luôn duy trì ở nồng độ 2500 – 4000 mg/l.

Lượng bùn hoạt tính này được bơm ngược về bể Aerotank đảm bảo nồng độ bùn nhất định. Nước sau khi xử lý tràn qua máng răng cưa sang bể lọc nhanh. Bể lọc nhanh được thiết kế với các lớp vật liệu như sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính nhằm loại bỏ các hợp chất hòa tan, các chất khó hoặc không phân giải sinh học,…

Bể khử trùng: Tại đây, hóa chất khử trùng Clo được thêm vào để loại bỏ vi khuẩn, vi rus, mầm bệnh còn sót lại mà các giai đoạn xử lý trước chưa loại bỏ hoàn toàn. Nước sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn đầu ra QCVN 12:2015/BTNMT sử dụng cho các mục đích như nước dùng để tưới cây, bùn sử dụng làm phân bón,…

Nguyễn Đức

Tags xử lý nước thải quy trình sản xuất giấy nhà máy giấy

Các tin khác

Với nỗ lực từ nhiều bên, thị trường công trình xanh đã bước đầu ghi nhận những bước tiến lớn trong việc chuyển dịch dòng vốn hướng đến các công trình xanh.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8) được tổ chức trong bối cảnh cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho Cao Bằng và hàng loạt địa phương trên cả nước cùng nhiều quốc gia lân cận, tuy nhiên, hàng trăm đại biểu vẫn tới tham dự và chia sẻ tại 6 phiên hội thảo chuyên đề về một số giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

9 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vừa được Hà Nội quy định rõ, trong đó có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện và điều kiện về giao thông.

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 93/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục