Maldives biến các đảo thành 'pháo đài' để đối phó nước biển dâng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/11/2023 | 8:32:54 AM

Dù nước biển dâng đe dọa nhấn chìm Maldives và thực tế quần đảo này đang thiếu nước uống, song tân Tổng thống Mohamed Muizzu vẫn tuyên bố hủy bỏ kế hoạch di dời, thay vào đó đưa ra một chương trình cải tạo cũng như xây dựng các đảo cao hơn.

Maldives đang ở
Maldives đang ở "đầu sóng ngọn gió" của cuộc khủng hoảng khí hậu, cũng như đang phải vật lộn để tồn tại. Ảnh: enchantingtravels.com

Quần đảo Maldives với 1.192 hòn đảo là địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới, với những bãi biển cát trắng, đầm phá màu ngọc lam và những rạn san hô lớn. Tuy nhiên, quần đảo này đang ở "đầu sóng ngọn gió" của cuộc khủng hoảng khí hậu, cũng như đang phải vật lộn để tồn tại. Năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo nếu nước biển dâng từ 18-59 cm, Maldives gần như là nơi con người không thể sinh sống được vào cuối thế kỷ này.

Cách đây 15 năm, khi mới nhậm chức, cựu Tổng thống Mohamed Nasheed cho rằng người dân nước này có thể trở thành người tị nạn môi trường đầu tiên trên thế giới, phải chuyển đến sống ở một nước khác. Ông mong muốn người dân bắt đầu tiết kiệm tiền để có thể mua đất ở các nước láng giềng Ấn Độ, Sri Lanka, thậm chí là cả Australia.

Tuy nhiên, tân Tổng thống Muizzu, 45 tuổi, nhấn mạnh công dân Maldives sẽ không phải rời bỏ quê hương, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ 500 triệu USD để bảo vệ các bờ biển dễ bị tổn thương của quần đảo này.

Phát biểu ở thủ đô Male - được các bức tường bê tông chắn biển bao quanh, Tổng thống Muizzu khẳng định: "Nếu cần tăng diện tích để sinh sống hoặc cho hoạt động kinh tế, chúng tôi có thể làm điều đó... Tôi có thể nói rõ rằng chúng tôi chắc chắn không cần mua đất hoặc thậm chí thuê đất từ bất kỳ quốc gia nào". Theo ông, các bức tường chắn biển sẽ giúp biến các hòn đảo có nguy cơ thành "pháo đài" an toàn.

Trong tháng này, Tuvalu đã ký một thỏa thuận trao quyền cho công dân sinh sống ở Australia trong trường hợp quốc gia nhỏ bé trên Thái Bình Dương này bị nước biển nhấn chìm. Tuy nhiên, ông Muizzu khẳng định Maldives sẽ không đi theo con đường đó.

Mặc dù vậy, với 80% diện tích của Maldives cao hơn mực nước biển chưa tới 1 m, các bức tường chắn biển có thể giữ các đảo khỏi sóng gió, song không có gì chắc chắn những hòn đảo ven biển này có thể "hút hồn" du khách như xưa nữa. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB), du lịch chiếm gần 30% nền kinh tế Maldives.

Theo Bích Liên / TTXVN

Tags Maldives nước biển dâng biến đổi khí hậu du lịch đảo

Các tin khác

CNN đưa tin, một nghiên cứu từ Đại học Berkeley, California cho rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiệt độ cao và sự hung hăng, cũng như khả năng xảy ra các hành vi xấu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục