Sông Amazon: Hơn 100 con cá heo thiệt mạng trong đợt hạn hán lịch sử

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/10/2023 | 8:53:23 AM

QLMT - Trên sông Amazon, một bi kịch đang diễn ra khi hơn 100 con cá heo đã chết hàng loạt trong bối cảnh một đợt hạn hán lịch sử và nhiệt độ nước kỷ lục đang ảnh hưởng đến khu vực này.

Hạn hán và nhiệt độ cao đã đẩy nước trong hồ Tefé lên đến trên 39 độ C, tạo ra một tình huống khó khăn cho các loài động vật sống ở đây.


Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 100 con cá heo chết ở hồ Tefé của Brazil trong tuần qua. Ảnh: Bruno Kelly/Reuters

Theo Viện Mamiraua, một tổ chức nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Khoa học Brazil, xác những con cá heo đã được tìm thấy trên hồ Tefé trong vòng 7 ngày qua. Số lượng cá heo chết đột ngột như vậy là bất thường và có thể được giải thích bởi nhiệt độ cao kỷ lục cùng với đợt hạn hán lịch sử hiện đang diễn ra ở Amazon.

Tin tức này đang làm gia tăng mối lo ngại của các nhà khoa học về tác động của hoạt động con người và tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra trong khu vực này. Một đại diện của Viện Mamiraua đã trả lời CNN Brasil: "Vẫn còn sớm để xác định nguyên nhân của hiện tượng cực đoan này nhưng theo các chuyên gia, hiện tượng này chắc chắn có liên quan đến hạn hán và nhiệt độ cao ở hồ Tefé, khi một số khu vực đã ghi nhận nhiệt độ vượt quá 39 độ C."

Các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động đang nỗ lực để giải cứu những con cá heo còn sống sót bằng cách chuyển chúng từ các đầm và hồ ở ngoại ô đến dòng chính của sông, nơi có nước mát hơn. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng sự khác biệt của các khu vực này và cần thận trọng để xác minh môi trường mới không chứa chất độc hoặc virus có thể gây hại cho cá heo.

Nhiệt độ kỷ lục trên sông Amazon đang ảnh hưởng đến các loài động vật sống ở đây. Các nhà chức trách dự đoán rằng hạn hán có thể trở nên còn nghiêm trọng hơn trong vài tuần tới, tiềm ẩn nguy cơ cá heo chết hàng loạt nhiều hơn.

LÂM HÀ

Tags Sông Amazon cá heo hạn hán lịch sử nhiệt độ cao

Các tin khác

Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới với trữ lượng các-bon khoảng 245 tấn/ha.

Ngày 28/11, Sáng kiến Tài trợ Y tế Quốc tế (Unitaid) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo nhận định hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu gây ra tác động đáng kể đối với môi trường.

Bằng cách bảo tồn những khu rừng để bảo vệ loài hổ, Ấn Độ đã trung hòa được hơn 1 triệu tấn khí thải carbon trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Cơ quan Quản lý môi trường (EEA) của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra hơn 250.000 trường hợp tử vong ở EU trong năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự