QLMT - Theo báo cáo ngày 28/9 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hơn 16.000 trẻ em phải di dời ở miền Đông Libya sau cơn bão Daniel, khiến sức khỏe tâm lý xã hội của các em bị đe dọa.
Mặc dù số lượng trẻ em trong số những người thương vong vẫn chưa được xác nhận nhưng UNICEF lo ngại hàng trăm trẻ em có thể đã thiệt mạng trong thảm họa vì trẻ em chiếm khoảng 40% dân số quốc gia Bắc Phi này.
Thiệt hại đáng kể đối với cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục dẫn tới trẻ em một lần nữa có nguy cơ bị gián đoạn trong việc học tập và bùng phát các căn bệnh chết người. Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng hơn do thiếu các dịch vụ thiết yếu như y tế, trường học và cung cấp nước sạch.
Các bệnh lây truyền qua đường nước là mối lo ngại ngày càng tăng, do các vấn đề về cấp nước, thiệt hại đáng kể đối với nguồn nước và mạng lưới thoát nước, cũng như nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: UN)
Cùng ngày, UNICEF cũng thông báo đã cung cấp vật liệu xử lý nước cho người dân tại khu vực chịu đợt thiên tai khủng khiếp này, trong đó lô hàng đầu tiên gồm 700kg vật liệu xử lý nước đã được gửi đến Tổng công ty Nước và Nước thải của Libya.
UNICEF đã tích cực hỗ trợ trẻ em ở miền Đông Libya kể từ ngày thứ hai của cuộc khủng hoảng. Quỹ này cho biết chỉ riêng ở Derna, 50% hệ thống nước được ước tính đã bị hư hại.
65 tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến các khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm vật tư y tế cho 50.000 người trong ba tháng, bộ dụng cụ vệ sinh gia đình cho gần 17.000 người, 500 bộ quần áo mùa Đông cho trẻ em, 200 bộ dụng cụ học sinh trong hộp và 32.000 bộ viên lọc nước.
UNICEF cũng đã cử các nhóm bảo vệ trẻ em và hỗ trợ tâm lý xã hội lưu động để giúp trẻ em đối phó với những tổn thất tinh thần do thảm họa gây ra.
HẢI ĐĂNG (T/h)
Tags
trẻ em
lũ lụt ở Libya
thảm họa
UNICEF
Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới với trữ lượng các-bon khoảng 245 tấn/ha.
Ngày 28/11, Sáng kiến Tài trợ Y tế Quốc tế (Unitaid) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo nhận định hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu gây ra tác động đáng kể đối với môi trường.
Bằng cách bảo tồn những khu rừng để bảo vệ loài hổ, Ấn Độ đã trung hòa được hơn 1 triệu tấn khí thải carbon trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Cơ quan Quản lý môi trường (EEA) của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra hơn 250.000 trường hợp tử vong ở EU trong năm 2021.