Hai vật thể lớn gần đâm sầm vào nhau trên quỹ đạo Trái đất

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/9/2023 | 9:29:05 AM

QLMT - Cosmos 807, một vệ tinh nặng 400kg phóng vào năm 1976 bởi Liên Xô, và tầng tên lửa Trường Chinh 4C của Trung Quốc, có trọng lượng khoảng 2.000 kg, được phóng lên cách đây 5 năm xuýt nữa thì đâm sầm vào nhau trên quỹ đạo của Trái đất.

Các cơ quan truyền thông đồng loạt đưa tin vụ việc được Leolabs, một tổ chức chuyên theo dõi các vật thể trên quỹ đạo Trái đất phát hiện vào ngày 22/9 khi hai vật thể lớn đang di chuyển trên quỹ đạo gần nhau với tốc độ ấn tượng khoảng 7,5 km/giây và đã sát cánh nhau chỉ cách nhau 36 mét, với khả năng va chạm rất thấp, chỉ 0,1%, tương đương một phần nghìn.

Có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang lưu thông quanh Trái đất
Có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang lưu thông quanh Trái đất. Ảnh minh hoạ: ITN

Các chuyên gia tại Leolabs cho biết với tốc độ và kích thước của hai vật thể này, một va chạm nếu xảy ra có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc. Không chỉ thế, năng lượng từ va chạm có thể tạo ra hàng ngàn mảnh vụn trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Vụ việc trên đặt dấu hỏi lớn về vấn đề rác vũ trụ và những nguy cơ mà nó có thể gây ra nếu không được kiểm soát. 

Theo ESA, trên quỹ đạo Trái đất hiện có khoảng 7.630 vệ tinh, nhưng chỉ có khoảng 4.700 trong số đó còn hoạt động. Điều này có nghĩa là có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang lưu thông quanh Trái đất cùng với những mảnh vỡ lớn và nguy hiểm.

Báo cáo của NASA cho biết có ít nhất 26.000 mảnh rác trên quỹ đạo Trái đất có kích thước tương đương một quả bóng mềm, đủ lớn để gây hủy hoại cho các vệ tinh. Hơn 500.000 mảnh vỡ lớn có khả năng tạo ra hỏng hóc cho tàu vũ trụ, trong khi hơn 100 triệu mảnh nhỏ có thể xâm nhập vào các đồ bảo hộ trong không gian.

Vào tháng 6/2021, rác vũ trụ đã đâm thủng cánh tay robot của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Tháng 2/2009, một tàu vũ trụ Nga không hoạt động đã đâm vào tàu vũ trụ thương mại Iridium đang hoạt động của Mỹ. Sự va chạm này đã khiến hai tàu vũ trụ bị phá hủy hoàn toàn và tạo ra hơn 2.300 mảnh rác vũ trụ lớn.

TÚ ANH

Tags va chạm không gian rác vuc trụ quỹ đạo Trái Đất Cosmos 807 tên lửa Trường Chinh 4C

Các tin khác

Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất.

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất.

Ngày 21/7, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đạt 17,09 độ C, vượt kỷ lục trước đó là 17,08 độ C vào tháng 7 năm ngoái.

Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến mỗi ngày trở nên dài hơn vì băng ở hai cực tan chảy làm thay đổi hình dạng hành tinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự