Dự báo, đến năm 2035 số nước có điện hạt nhân sẽ tăng hơn 30%

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/9/2023 | 10:38:42 AM

QLMT - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự báo, đến năm 2035 số nước có điện hạt nhân sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay.

Thông tin trên được chia sẻ trong trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong bài viết mới đây của Chủ tịch Hội Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - ông Vương Hữu Tấn.

Theo đó, hiện nay, trên thế giới có 437 tổ máy điện hạt nhân đang vận hành ở 32 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng công suất là 389.5 GW(e), cung cấp 10% sản lượng điện toàn cầu, chiếm 1/4 sản lượng điện được tạo ra bằng công nghệ carbon thấp.


Ảnh minh hoạ. ITN

Hiện có 50 quốc gia đang quan tâm đến phát triển điện hạt nhân, trong đó 24 quốc gia đã quyết định chủ trương và tiến hành các hoạt động liên quan. Trong số 26 nước còn lại thì 10 nước đã có chủ trương và đang xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển điện hạt nhân, 16 nước khác đang trong quá trình chuẩn bị xin chủ trương của lãnh đạo quốc gia về phát triển điện hạt nhân.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự báo, đến năm 2035 số nước có điện hạt nhân sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay (32 nước), tức là thêm khoảng 10-12 nước nữa sẽ có điện hạt nhân.

Về công nghệ, loại lò nước nhẹ cải tiến công suất lớn vẫn sẽ là lựa chọn trong 3 thập kỷ tiếp theo để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nghiên cứu phát triển công nghệ lò loại này vẫn được các nước quan tâm để nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng. 

Theo một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Điện lực, sau sự cố Fukushima, từ năm 2012 đến tháng 8/2020, toàn thế giới đã đóng cửa vĩnh viễn 49 tổ máy/ 34.678MW, nhưng đã hòa lưới 53 tổ máy/51.798MW, khởi công xây dựng 46 tổ máy/49.613MW.

Tính đến tháng 8/2020 có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng nhà máy ĐHN, với tổng số 442 lò phản ứng đang vận hành, tổng công suất đặt 391.685 MW. Trong đó, Mỹ đứng đầu với 95 lò phản ứng ĐHN, tổng công suất 97.154 MW, tiếp theo là Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada... và 53 lò phản ứng ĐHN đang xây dựng với tổng công suất 56.210MW.

Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia phát triển mạnh điện hạt nhân. Ấn Độ đang vận hành 22 lò phản ứng ĐHN, với tổng công suất 5.308 MW, 7 lò phản ứng ĐHN đang xây dựng và 24 lò đang có kế hoạch xây dựng trong tương lai gần, dự kiến sẽ đạt 14.600 MW vào năm 2024 và 63.000 MW vào năm 2032, tiến tới cung cấp 25% sản lượng điện năng từ ĐHN vào năm 2050. 

LÂM HÀ

Tags năng lượng điện hạt nhân giảm phát thải

Các tin khác

Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới với trữ lượng các-bon khoảng 245 tấn/ha.

Ngày 28/11, Sáng kiến Tài trợ Y tế Quốc tế (Unitaid) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo nhận định hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu gây ra tác động đáng kể đối với môi trường.

Bằng cách bảo tồn những khu rừng để bảo vệ loài hổ, Ấn Độ đã trung hòa được hơn 1 triệu tấn khí thải carbon trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Cơ quan Quản lý môi trường (EEA) của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra hơn 250.000 trường hợp tử vong ở EU trong năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự