QLMT - Một báo cáo được công bố cuối năm 2018 cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 tỷ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) được thải bỏ, trong khi 100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các sản phẩm có ích.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng hơn 90% học sinh các trường mầm non, tiểu học công lập tham gia chương trình Sữa học đường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn vỏ hộp sữa được thải ra môi trường.
Có nhiều lý do khiến vỏ hộp sữa giấy không được thu gom, phân loại đó là: quá cồng kềnh, quá hôi, khó thu gom, không có đơn vị thu mua hoặc ít đơn vị có công nghệ để tái chế, và quan trọng nhất là giá của vỏ hộp sữa giấy quá rẻ, không đủ bù cho chi phí thu gom và vận chuyển… Từ lâu vỏ hộp sữa giấy bị vứt ra môi trường hoặc cùng với các loại rác khác đi vào bãi xử lý để đốt hoặc chôn lấp.
Hiện tại, có nhiều chương trình dự án tham gia tổ chức các hoạt động thu gom, tái chế vỏ hộp sữa giấy, trong đó có chương trình phối hợp giữa công ty chuyên cung cấp giải pháp chế biến, đóng gói thực phẩm Tetra Pak và ứng dụng thu mua phế liệu VECA. Giá thu mua vỏ hộp giấy đã qua qua sử dụng trên app Veca là 2.000 đồng/1 kg. Tính đến hết tháng 8/2022, đã có tổng cộng trên 7.300 đơn mua bán các loại phế liệu được thực hiện qua app Veca, trong đó có trên 2 tấn vỏ hộp giấy đã qua sử dụng.
Trong năm 2022, Tetra Pak đã hợp tác với Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) và tổ chức Circular Action để triển khai thí điểm mô hình thu mua vỏ hộp giấy đựng đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, với mục tiêu thu mua và tái chế hoàn toàn 3.000 tấn vỏ hộp giấy thành những sản phẩm hữu ích như bìa giấy nguyên liệu và mái lợp sinh thái. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng hợp tác chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là các tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ như Aeon Mall, MM Mega Market để mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy công cộng, đưa tổng số điểm thu gom vỏ hộp giấy lên đến 76 điểm trên toàn quốc.
Việc hợp tác với các nhà tái chế để mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ngành đồ uống và thực phẩm thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là những hoạt động được Tetra Pak chú trọng. Thông qua các chương trình hợp tác, Tetra Pak hướng đến việc thu gom vỏ hộp giấy tại bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và hình thành một văn hóa tái chế vỏ hộp giấy đã qua sử dụng trong cộng đồng dân cư.
Được biết, Tetra Pak đã đầu tư 1.2 triệu euro cho Nhà máy giấy Đồng Tiến với mục tiêu nâng cấp và mở rộng năng lực tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại Nhà máy từ 9.000 tấn/năm lên 17.000 tấn/năm.
Lâm Hà
Tags
vỏ hộp sữa giấy
tái chế vỏ hộp sữa
Tetra Pak
VECA
Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) đang tăng nhanh chóng. Thị trường AI toàn cầu hiện được định giá trên 142 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Các hệ thống AI ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. AI giúp các chính phủ, ngành công nghiệp và mọi người bình thường hoạt động hiệu quả hơn khi đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, mặt trái của AI là gì, đặc biệt là đối với môi trường?
Trên sông Amazon, một bi kịch đang diễn ra khi hơn 100 con cá heo đã chết hàng loạt trong bối cảnh một đợt hạn hán lịch sử và nhiệt độ nước kỷ lục đang ảnh hưởng đến khu vực này.
Theo báo cáo ngày 28/9 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hơn 16.000 trẻ em phải di dời ở miền Đông Libya sau cơn bão Daniel, khiến sức khỏe tâm lý xã hội của các em bị đe dọa.
Mỗi năm, hơn 8.000 tấn đồ lặn được đưa đến các bãi chôn lấp khắp nơi trên thế giới. Tiềm năng tái chế vật liệu may đồ lặn còn hạn chế nên vẫn tồn tại những rủi ro cho đa dạng sinh học và phát thải từ các bãi chôn lấp...