Thượng nguồn của 10 con sông lớn của Châu Á đang bị đe doạ

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2022 | 10:58:29 AM

QLMT - Cao nguyên Tây Tạng thượng nguồn của 10 con sông lớn chảy khắp Châu Á, cung cấp nước cho gần 2 tỷ người chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới đang bị đe doạ do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Một hồ nước trên Cao nguyên Tây Tạng
Một hồ nước trên Cao nguyên Tây Tạng

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment vào ngày 11/10, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc lý giải rằng biến đổi khí hậu sẽ đẩy nhanh quá trình tan chảy của sông băng, gia tăng dòng chảy trầm tích ở thượng nguồn và các chất ô nhiễm khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hạ nguồn. 

Cao nguyên Tây Tạng và các vùng núi xung quanh vẫn được ví như "Tháp nước Châu Á". Các nhà khoa học lo ngại toàn bộ lượng nước trong tháp nước châu Á sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu và các chất hóa học trong nước sẽ được đưa đến các con sông ở hạ lưu. Vì vậy việc đánh giá chất lượng nước của "Tháp nước Châu Á” ngày càng trở nên quan trọng đối với sinh kế của địa phương và vùng hạ lưu.

Nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc. Được mệnh danh là cực thứ ba của thế giới, Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ sau Bắc cực và Nam cực. Đặc biệt, vùng đất thiêng còn là nơi bắt nguồn của những con sông lớn ở châu Á như Mekong và Trường Giang, Hoàng Hà, Sông Ấn, Sông Hằng…

Hải Thanh

Tags Cao nguyên Tây Tạng thượng nguồn sông lớn của Châu Á tình trạng nóng lên toàn cầu

Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Theo một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận InfluenceMap, các tập đoàn dầu khí và công ty khai thác than đá được xác định là phát thải CO2 nhiều nhất trên toàn cầu. Báo cáo này đã chỉ ra những ảnh hưởng của họ đối với biến đổi khí hậu và môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự