QLMT - Mới đây Viện Môi trường Stockholm đã công bố một văn bản khuyến nghị chính sách về tác động của ô nhiễm không khí làng nghề cho thấy phụ nữ chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nhiều hơn nam giới.
Văn bản khuyến nghị trên có tên: "Làng nghề Việt Nam và ô nhiễm không khí do nghề nghiệp: sự khác biệt giữa tầng lớp kinh tế - xã hội và giới”.
Phụ nữ làng Nghề gốm ở Trù Sơn - Nghệ An. Ảnh: Trung Thắng
Báo cáo này chỉ ra, mặc dù có thể cùng chung một nghề nghiệp, nhưng những người có điều kiện kinh tế, địa vị và giới tính khác nhau thì cũng chịu ảnh hưởng khác nhau từ ô nhiễm môi trường.
Những người vốn đã chịu những "phân biệt đối xử” trong cuộc sống liên quan về giới, tuổi và các yếu tố xã hội khác thì càng phải chịu nhiều ô nhiễm từ nghề nghiệp.
Người trẻ, đặc biệt là nam giới trẻ, thường xuyên phải làm những việc tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với nguồn ô nhiễm. Tuy nhiên, phụ nữ mặc dù ít khi phải làm những việc nặng nhọc nhưng chịu đựng ô nhiễm nặng nề và lâu dài hơn nam giới. Hơn nữa, cuộc sống của người phụ nữ phụ thuộc rất lớn vào làng nghề, có ít lựa chọn nghề nghiệp khác nên lại càng phải "gắn bó” với ô nhiễm. Phụ nữ phải nghỉ làm vì các lí do sức khỏe liên quan đến ô nhiễm nhiều hơn nam giới.
Vì tính chất thiếu chuyên nghiệp và tự phát của làng nghề, hiện nay chưa có một cơ chế nào để bảo vệ sức khỏe cho những đối tượng người lao động nói trên.
Báo cáo cũng đã chỉ ra những chính sách và quy định hiện nay của chính phủ chưa đủ để bảo vệ người lao động khỏi những tác động khác nhau của ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm làng nghề.
Bảo Ngọc
Tags
phụ nữ
ô nhiễm không khí
làng nghề
Cao huyết áp là tình trạng thường xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng nhiều năm trở lại đây, số ca trẻ em bị cao huyết áp ngày càng nhiều hơn, một phần do ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Một báo cáo được công bố cuối năm 2018 cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 tỷ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) được thải bỏ, trong khi 100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các sản phẩm có ích.
Theo một Báo cáo gần đây của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương là do rác thải nhựa.