Nắng nóng năm 2022 đã đi vào lịch sử

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/10/2022 | 9:53:19 AM

QLMT - World Weather Attribution - tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vừa công bố một báo cáo mới, khẳng định hạn hán năm 2022 đã “đi vào lịch sử”.

Báo cáo cho biết, nếu không có sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu, thì mức độ hạn hán như vậy sẽ chỉ xuất hiện 400 năm một lần.

Theo ông Maarten van Aalst, người tham gia nhóm nghiên cứu: "Nếu tình hình không được cải thiện, nhiều khả năng nó sẽ lặp lại 20 năm một lần”. Còn nhà khoa học khí hậu tại Trường Đại học ETH Zurich, (Thụy Sĩ) - Dominik Schumacher cho rằng, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,8 độ C, tình trạng hạn hán như năm 2022 sẽ xảy ra 10 năm một lần ở Tây Trung Âu và Bắc bán cầu.

Nắng nóng năm 2022 đã đi vào lịch sử
Đáy sông Gia Lăng tại nơi hợp lưu với sông Dương Tử lộ ra do hạn hán ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 18.8.2022. Ảnh: TIN

Tại Trung Quốc, Trung tâm Khí hậu Quốc gia nước này cho biết, đợt hạn hán tàn khốc do nắng nóng kỷ lục năm 2022 đã lan ra gần một nửa đất nước, tới cả cao nguyên Tây Tạng vốn lạnh giá. Còn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết có thời gian nhiệt độ cao liên tục kéo dài trong nhiều ngày, vượt qua kỷ lục được ghi nhận cách đây hơn 60 năm. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lưu vực sông Dương Tử, trải dài từ duyên hải Thượng Hải đến tỉnh Tứ Xuyên (vùng Tây Nam Trung Quốc). Đây là khu vực sinh sống của hơn 370 triệu người và có một số trung tâm sản xuất, bao gồm siêu đô thị Trùng Khánh.

Tại Châu Âu, nắng nóng năm 2022 đã khiến 17% diện tích châu lục phải đặt trong tình trạng báo động đỏ, tức là ở mức độ thiếu nước trầm trọng. Tình trạng hạn hán thể hiện rất rõ ở Italy, Đông Nam và Tây Bắc nước Pháp, miền Đông nước Đức, miền Nam Na Uy và các vùng rộng lớn khác của khu vực Balkan.

World Weather Attribution dẫn phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu chung của Liên minh Châu Âu (EU), thì châu lục này đã phải chịu đựng đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm. Khô nóng dẫn đến cháy rừng, làm giảm năng suất cây trồng và giảm sản lượng điện. Theo Đài quan sát hạn hán châu Âu (EDO), mùa hè khủng khiếp đã khiến 47% diện tích đất thiếu độ ẩm, thảm thực vật khô héo.

Lâm Hà (T/h)

Tags nắng nóng biến đổi khí hậu hạn hán

Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Theo một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận InfluenceMap, các tập đoàn dầu khí và công ty khai thác than đá được xác định là phát thải CO2 nhiều nhất trên toàn cầu. Báo cáo này đã chỉ ra những ảnh hưởng của họ đối với biến đổi khí hậu và môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự