Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh do băng tan

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2022 | 11:17:17 AM

QLMT - Tình trạng băng tan làm cho Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh hơn 3-4 lần so với các đại dương khác.

Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh do băng tan
Diện tích băng trên bề mặt Bắc Băng Dương đang giảm nhanh. Ảnh: National Geographic

Sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của con người đã khiến nước biển có nhiều tính axit và khoáng chất canxi cacbonat ít bão hòa hơn - quá trình này được gọi là axit hóa đại dương. 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng do biến đổi khí hậu và sự sụt giảm một diện tích lớn băng trên biển, làm cho nước biển Bắc Băng Dương tiếp xúc với khí quyển. Điều này thúc đẩy sự hấp thụ nhanh chóng CO2 trong khí quyển, dẫn đến axit hóa đại dương và giảm đáng kể sức chứa của tầng đệm đại dương. 

Năm 2021, một nhà hải dương hàng đầu tại Anh nhận định diện tích băng trên bề mặt Bắc Băng Dương đang giảm nhanh đến nỗi nó có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 4 năm nữa.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu dự đoán độ pH sẽ giảm hơn nữa ở các vĩ độ cao hơn, nơi đang chứng kiến băng tan nhanh. Do đó cho thấy việc phải cắt giảm lượng khí thải carbon để bảo tồn hệ sinh thái Bắc Cực là rất cần thiết.

Hải Thanh
Tham khảo Science

Tags axit hóa băng tan Bắc Băng Dương

Các tin khác

Cơ quan Quản lý môi trường (EEA) của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra hơn 250.000 trường hợp tử vong ở EU trong năm 2021.

Nằm giữa Na Uy và Bắc Cực, thị trấn Ny-Alesund chỉ có vỏn vẹn 45 người dân, Wi-Fi bị cấm ở đây, tất cả các ngôi nhà đều được mở khóa trong trường hợp bạn cần trốn khỏi gấu tuyết và nó có bầu không khí cực kỳ sạch sẽ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Kháng thuốc đang đe dọa những thành quả mà thế giới đã đạt được trong các lĩnh vực chống lao, sốt rét, HIV và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục trong những năm qua...

Theo báo cáo của Plan International, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hư hỏng các cơ sở hạ tầng trường học và các tuyến đường đến trường đã làm gián đoạn việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái ở Tây Phi, Nam và Trung Mỹ, khu vực Caribe và Đông Nam Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự