Lượng CO2 trong không khí đã phá kỷ lục trong 4 triệu năm vừa qua

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/6/2022 | 9:02:44 AM

QLMT - Tháng 5/2022, các nhà khoa học cho biết lượng khí carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển đã phá kỷ lục, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong ít nhất 4 triệu năm.

Mức CO2 đã cao hơn 50% so với mức trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp, trước khi con người bắt đầu đốt dầu mỏ, khí đốt và than đá trên diện rộng vào cuối thế kỷ 19. Nồng độ CO2 lên tới gần 421 phần triệu vào tháng 5 vừa qua, mức cao nhất trong năm 2022. Năm 2021, tổng lượng phát thải đạt 36,3 tỷ tấn, đây là mức cao nhất trong lịch sử.

Lượng CO2 trong không khí đã phá kỷ lục trong 4 triệu năm vừa qua

Khi lượng CO2 tăng lên có nghĩa là Trái đất sẽ tiếp tục ấm lên, đi kèm những tác động ngày càng nghiệm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và cháy rừng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện cao hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức CO2 ngày càng tăng cho thấy các quốc gia hầu như không đạt được nhiều tiến bộ đối với mục tiêu đặt ra ở Paris vào năm 2015 là hạn chế tình trạng nóng lên ở mức 1,5 độ C. Theo các nhà khoa cảnh báo nếu vượt quá ngưỡng này thì biến đổi khí hậu sẽ càng gây ra thêm nhiều ảnh hưởng thảm khốc.

Để đạt được mục tiêu 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris, lượng khí thải phải đạt mức "bằng không” vào năm 2050, tức là các quốc gia phải cắt giảm mạnh, lượng khí thải còn lại phải ngang bằng với mức độ hấp thụ khí carbon dioxide của đại dương và thảm thực vật. Nếu thế giới tiệm cận mục tiêu đó, tốc độ gia tăng mức CO2 sẽ chậm lại.

Các nhà khoa học cho biết, nếu loại bỏ được hoàn toàn lượng khí thải, dù diễn tiến chậm nhưng nồng độ CO2 trong không khí sẽ liên tục suy giảm trong hàng trăm năm. Tới một thời điểm nào đó, không khí sẽ đạt được trạng thái cân bằng. Thế nhưng, nồng độ carbon dioxide trong cả khí quyển và đại dương sẽ cao hơn mức thời tiền công nghiệp, tình trạng như vậy sẽ duy trì trong hàng nghìn năm. Qua một chu kỳ dài như vậy, mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể do băng ở hai cực tan chảy, đồng thời những thay đổi khác có thể xảy ra, chẳng hạn như vùng đất lạnh lẽo nơi Bắc Cực có thể sẽ biến thành rừng.

Lâm Hà (T/h)

Tags CO2 biến đổi khí hậu thiên tai thảm hoạ khí thải

Các tin khác

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự