Ô nhiễm bụi diễn ra phổ biến tại hầu hết các đô thị

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/6/2022 | 9:59:12 AM

QLMT - Kết quả quan trắc tự động, liên tục năm 2021 cho thấy, môi trường không khí (MTKK) nước ta tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển như Phú Thọ, Bắc Ninh… vẫn chủ yếu bị ô nhiễm bởi bụi PM2.5 và PM10.

 Đối với các thông số khác trong không khí như NO2, O3, CO, SO2 hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Tại khu vực nông thôn, miền núi, chất lượng MTKK vẫn duy trì tương đối ổn định ở mức trung bình đến tốt.

Ô nhiễm bụi diễn ra phổ biến tại hầu hết các đô thị - Ảnh 1
Biểu đồ về diễn biến giá trị bụi PM2.5 trung bình năm tại một số trạm quan trắc tự động, liên tục tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Tổng cục Môi trường (2021)

Nồng độ bụi PM2.5 có sự khác biệt rõ giữa các vùng/miền, trong đó khu vực miền Bắc có nồng độ bụi PM2.5 cao và biến động qua các năm (tăng năm 2018 đến 2019 và giảm trong năm 2020-2021). Đối với các trạm khu vực miền Trung và miền Nam, giá trị trung bình năm của bụi PM2.5 thấp và ít biến động. Tuy nhiên, trong năm vẫn ghi nhận một số ngày có giá trị bụi PM2.5 vượt giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 24 giờ).

Ô nhiễm bụi diễn ra phổ biến tại hầu hết các đô thị - Ảnh 2
Biểu đồ diễn biến giá trị bụi PM2.5 trung bình năm tại một số trạm quan trắc năm 2021. Nguồn: Tổng cục Môi trường (2021)

Năm 2021 (từ tháng 6 đến tháng 9), trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước đã đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông phải giảm thiểu hoặc tạm dừng. Theo đó, chất lượng MTKK tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã được cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2020, năm 2019 ở tất cả các vị trí quan trắc (khu công nghiệp, giao thông và khu dân cư).

Kết quả quan trắc định kỳ trong giai đoạn từ năm 2015 - 2021 cũng phản ánh tình trạng ô nhiễm bụi diễn ra phổ biến tại hầu hết các đô thị (tại các trục giao thông và khu vực dân cư). Tương tự như thông số bụi mịn, giá trị bụi tổng TSP năm 2020 - 2021 giảm ở cả miền Bắc, Trung, Nam so với các năm trước.

Có thể thấy, chất lượng không khí có sự phân hóa theo vùng, miền và theo quy luật mùa trong năm. Xu hướng biến động giá trị của bụi PM10 và PM2.5 tại các tỉnh, TP miền Bắc tăng cao vào thời gian mùa Đông, ít mưa, trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (các trạm ở Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh). Kết quả chỉ số chất lượng không khí (AQI) cho thấy, chất lượng không khí tại TP. Hà Nội và một số TP khu vực miền Bắc có một số thời điểm trong năm ở mức kém, thậm chí là mức xấu, thường xuất hiện vào mùa Đông. Trong khi đó, các TP ở Nam Trung bộ, điển hình như Đà Nẵng và Nha Trang giá trị của bụi PM10 và PM2.5 ít biến động giữa các tháng trong năm. Các TP Huế, Đà Nẵng nhìn chung chất lượng MTKK vẫn duy trì ở mức tốt và trung bình. Đối với các TP ở khu vực Nam bộ, giá trị thông số bụi mịn có sự phân hóa khá rõ, tăng cao trong mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9) và giảm trong mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Tại TP. Hồ Chí Minh, vào mùa khô cũng ghi nhận chất lượng MTKK chạm mức xấu.

Tùng Lâm (T/h)

Tags ô nhiễm bụi đô thị môi trường không khí

Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Theo một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận InfluenceMap, các tập đoàn dầu khí và công ty khai thác than đá được xác định là phát thải CO2 nhiều nhất trên toàn cầu. Báo cáo này đã chỉ ra những ảnh hưởng của họ đối với biến đổi khí hậu và môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục